Tham dự giải có trên 300 VĐV thuộc 07 tỉnh,
thành tham dự: An Giang, Bình Thuận, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Kiên Giang và
Quảng Trị tranh 18 bộ huy chương ở các nội dung 200m, 500m, 1000m thuyền 12 nam,
nữ; thuyền 22 nam, nữ và thuyền 12, 22 nam-nữ hỗn hợp.
Bình Thuận tham dự giải với 01
Trưởng đoàn, 04 HLV, 37 VĐV nam thuộc các xã Tiến Thành (thuyền 22), phường Phú
Trinh, Đức Long, Phú Tài, Bình Hưng, Tiến Lợi, Trung tâm TDTT tỉnh và Trường NK
NV TDTT tỉnh (thuyền 12) đại diện cho Bình Thuận tham dự 06 nội dung
200m, 500m, 1000m thuyền 12 và thuyền 22 nam.
Giải tỏa cơn khát "vàng"
Sau 04 năm chờ đợi (2006 - 2009),
kiên nhẫn chuyển giao giữa các thế hệ HLV, VĐV với lực lượng ưu tú và sự quan
tâm của Lãnh đạo tỉnh, Sở VHTTDL và chính quyền địa phương, Bình Thuận đã xuất
sắc đoạt 02 HCV trong ngày thi đấu đầu tiên (01/7/2009) ở hai nội dung 1000m
thuyền 12 nam và thuyền 22 nam, tạm thời giữ vị trí nhì toàn đoàn, nhất là Quảng
Trị (02 HCV, 01 HCB), ba là Kiên Giang (01 HCV, 02
HCB)
Ở nội dung 1000m nam thuyền 12
cùng với 4 đội khá mạnh: Đà Nẵng, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bình Thuận với
kinh nghiệm của các cựu binh đã phân phối sức hợp lý vượt lên Kiên Giang ở 200m
cuối để đoạt chiếc huy chương vàng đầu tiên. Còn ở nội dung 1000m nam thuyền 22,
các tay chèo Bình Thuận với "thuận lợi không có đối thủ" ở nước xuất phát và
nước rút thần tốc, mặc dù chưa phân phối sức hợp lý do tâm lý lần đầu tiên tham
dự giải vô địch quốc gia, để Quảng Trị bám đuổi ở đoạn cuối nhưng Bình Thuận vẫn
dễ dàng hoàn thành cự ly đoạt huy chương vàng thứ hai, còn ĐKVĐ Cần Thơ đoạt huy
chương đồng bị bỏ khá xa ba thân thuyền sau đó.
Ngày 02/7, giải tiếp tục diễn ra
nội dung 500m và ngày 03/7 kết thúc với nội dung 200m tốc độ. Trong khi thuyền
22 nam Bình Thuận thi đấu chung kết thì thuyền 12 nam phải trải qua đợt đấu loại
ở 02 cự ly để chọn 04 đội vào chung kết.
TRẦN NGUYÊN -
BSC