Hiệp hội Golf Việt Nam

Đăng ngày: 6/7/2009 12:00:00 AM - Lượt xem 5012

Chủ tịch danh dự:
Ông Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ

Ban thường vụ Hiệp hội Golf Việt Nam
1- Ông Đoàn Mạnh Giao – Chủ tịch
2- Ông Lê Kiên Thành – Phó Chủ tịch thường trực
3- Ông Nguyễn Ngọc Chu – Tổng Thư ký
4- Ông Hồ Hùng Vân – Phó Chủ tịch phụ trách văn phóng phía Nam
5- Ông Phạm Sanh Châu – Phó Chủ tịch
6- Ông Nguyễn Ngọc Hiến – Phó Chủ tịch
7- Ông Lê Văn Kiểm – Phó Chủ tịch
8- Ông Nguyễn Thanh Liêm – Phó Chủ tịch
9- Bà Nguyễn Thị Nga – Phó Chủ tịch
10- Ông Phạm Văn Nuôi – Phó Chủ tịch
11- Ông Trần Đức Tiến – Trưởng Ban Kiểm tra
12- Ông Nguyễn Văn Hảo – Phó Tổng Thư ký
13- Ông Thái Trung Hiếu – Phó Tổng Thư ký
14- Ông Dương Thanh – Phó Tổng Thư ký
15- Ông Phạm Thành Trí – Phó Tổng Thư ký

Địa chỉ cơ quan:
Phòng 114, Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia - Mễ Trì - Từ Liêm - Hà Nội
Điện thoại / Fax: +84 - 4 - 7833194  / Email:
info@vga.com.vn
Website:
http://www.vga.com.vn

Chương I
Tên gọi, tôn chỉ, Mục đích

Điều 1. Tên gọi
1. Tên tiếng Việt : “Hiệp hội Golf nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” . Tên gọi tắt : Hiệp hội Golf Việt Nam . Tên viết tắt: HHGVN
2. Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Golf Association. Tên viết tắt: VGA
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích
Hiệp hội Golf Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, tập hợp các  Câu lạc bộ Golf có sân Golf và không có sân Golf trên toàn quốc và các cá nhân yêu thích và ủng hộ môn Golf  để phát triển phong trào golf nhằm mục đích rèn luyện sức khoẻ, thể lực cho quần chúng, góp phần nâng cao thành tích Golf trong nước, nâng cao vị thế của môn thể thao golf Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Điều 3. Vị trí, phạm vi hoạt động

Hiệp hội là cơ quan đại diện cho lợi của giới golf Việt Nam và là cơ quan cao nhất phụ trách xây dựng và giải thích quy tắc thi đấu golf tại Việt Nam.

Hiệp hội Golf Việt Nam được quyền gia nhập Hiệp Hội Golf khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.

Hiệp hội Golf Việt Nam là thành viên của phong trào Olympic Việt Nam, hoạt động theo pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chịu sự quản lý nhà nước về thể dục thể thao của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Điều 4. Địa vị pháp lý
1. Hiệp hội Golf Việt Nam có tư cách pháp nhân, có biểu tượng con dấu và tài khoản riêng.

2. Trụ sở của Hiệp hội Golf Việt Nam đặt tại Hà Nội. Hiệp hội có văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố theo quy định pháp luật.

3. Hiệp hội Golf Việt Nam được thành lập các tổ chức trực thuộc theo quy định pháp luật.
Điều 5. Tính pháp lý của ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức của Hiệp hội là tiếng Việt, ngôn ngữ giao dịch quốc tế chính thức là tiếng Anh. Các văn kiện, văn bản chính thức được làm bằng tiếng Việt và tiếng Anh có giá trị pháp lý như nhau.

Chương II

Nhiệm vụ và nội dung hoạt động
Điều 6. Nhiệm vụ và nội dung hoạt động

Hiệp hội có những nhiệm vụ và nội dung hoạt động chính sau:

1. Phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế – xã hội để:
a) Phát triển phong trào tập luyện Golf cho quần chúng, góp phần nâng cao sức khoẻ, văn hoá tinh thần, vui chơi giải trí, rèn luyện phẩm chất, ý chí, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội ngày càng phát triển; tạo môi trường, phát hiện và bồi dưỡng ban đầu tài năng Golf.
b) Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng Golf các lứa tuổi từ thiếu niên nhi đồng đến đội tuyển quốc gia.
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, huấn luyện viên, hướng dẫn viên về Golf và có kế hoạch sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ này.

d) Xây dựng hệ thống thi đấu các giải golf và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Xây dựngvà triển khai kế hoạch hợp tác quốc tế về golf sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Cấp điểm chấp Quốc gia cho người đánh Golf và cấp hệ số độ khó của sân golf .
4.Thẩm tra và cấp giấy các dụng cụ golf.
3.Kiến nghị và đề xuất cơ quan thể dục thể thao quốc gia và các cơ quan nhà nước có liên quan về các vấn đề:
a) Chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp nhằm phát triển nâng cao trình độ chuyên môn  Golf nước ta.
b) Tuyển chọn huấn luyện viên, vận động viên để thành lập đội dự tuyển và đội tuyển quốc gia; xây dựng kế hoạch tập huấn thi đấu cho đội. Tham gia chỉ đạo thực hiện và kiểm tra thực hiện kế hoạch.
c) Đề nghị các cơ quan Nhà nước phong cấp, giáng cấp, khen thưởng đối với huấn luyện viên, vận động viên Golf, các đội và cán bộ quản lý môn Golf.
d) Quyết định kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân thuộc Hiệp hội Golf Việt Nam vi phạm Điều lệ và các quy định của Hiệp hội hoặc làm tổn hại đến uy tín, danh dự của Hiệp hội.
e) Xây dựng cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu cũng như đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao thành tích và tổ chức thi đấu quốc gia, quốc tế.

4. Phê duyệt Điều lệ giải thi đấu vô địch môn golf quốc gia, giải trẻ môn golf quốc gia hàng năm.

5. Công nhận thành tích thi đấu thể thao, đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao.

6. Giải quyết các tranh chấp theo thẩm quyền.

7. Huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động thể thao golf. Thu hút các nguồn tài trợ trong nước và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của  Hiệp hội. Tích cực mở rộng xã hội hoá môn golf; huy động tốt các nguồn lực của xã hội để mở rộng và phát triển nâng cao thành tích môn golf tại Việt Nam.

8. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức thành viên và hội viên, hướng dẫn các câu lạc bộ golf, hội golf địa phương về chuyên môn về chuyên môn, nghiệp vụ và tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức thành viên, hội viên nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người chơi golf.

9. Tuyên truyền và phổ biến các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội Golf quốc tế.
10. Thu thập, bảo quản và trưng bày các tư liệu liên quan đến môn thể thao golf.
11. Tham gia tích cực các hoạt động do các Hiệp hội Golf quốc tế và khu vực  tổ chức như: Thi đấu, tập luyện, hội nghị, hội thảo….; mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực Châu á và thế giới theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương III
Tổ chức thành viên và hội viên

Điều 7. Tiêu chuẩn tổ chức thành viên

Các câu lạc bộ Golf, hội golf của các địa phương và các tổ chức thành viên khác thừa nhận và chấp hành Điều lệ của Hiệp hội Golf Việt Nam, đóng niên liễm và tham gia hoạt động theo chương trình của Hiệp hội Golf Việt Nam đều được công nhận là tổ chức thành viên của Hiệp hội Golf Việt Nam.

Đại diện các tổ chức thành viên tham gia Hiệp hội golf Việt Nam phải là công dân Việt Nam.
Điều 8. Thể thức gia nhập Hiệp hội đối với tổ chức thành viên

1. Những tổ chức đủ điều kiện tại Điều 7 của Điều lệ này nếu có nguyện vọng thì được xem xét để gia nhập Hiệp hội Golf Việt Nam.
2. Hồ sơ xin gia nhập:
a) Có đơn xin gia nhập (theo mẫu).
b) Bản sao điều lệ và các quy định của tổ chức xin gia nhập quyết định thành lập tổ chức của cơ quan có thẩm quyền.
c) Danh sách lãnh đạo chủ chốt đại diện cho tổ chức;
3. Việc công nhận tổ chức thành viên của Hiệp hội Golf Việt Nam được thực hiện theo hướng dẫn của Ban chấp hành Hiệp hội Golf Việt Nam và do BCH HHGVN xem xét quyết định.

Điều 9.Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức thành viên
1. Nghĩa vụ

a) Nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ, Nghị quyết và các quy định của Hiệp hội Golf Việt Nam.
b) Tích cực tham gia các hoạt động của Hiệp hội; đóng góp có hiệu quả vào việc phát triển và nâng cao trình độ Golf Việt Nam.
c) Đóng lệ phí và niên liễm theo quy định ( Do Ban chấp hành Hiệp hội golf Việt Nam quy định)

2. Quyền lợi
a)  Có quyền giới thiệu đại biểu để bầu cử và ứng cử vào Ban chấp hành Hiệp hội Golf Việt Nam.
b) Đề xuất, thảo luận và biểu quyết về các chủ trương, kế hoạch hoạt động của Hiệp hội.
c)  Giám sát hoạt động của Ban chấp hành và các thành viên Hiệp hội Golf Việt Nam.
d) Được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động. Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc.
đ) Được Hiệp hội Golf Việt Nam bảo vệ quyền lợi chính đáng có liên quan tới Golf trước pháp luật và công luận.

Điều 10. Giải quyết tranh chấp
Những bất đồng, tranh chấp giữa các tổ chức thành viên thuộc phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của Hiệp hội Golf Việt Nam sẽ được Hiệp hội phân xử và quyết định.

Điều 11. Tiêu chuẩn hội viên

Công dân Việt Nam là hội viên một câu lạc bộ golf hoặc hội golf là thành viên của Hiệp hội Golf Việt Nam nếu tán thành Điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội thì được Ban chấp hành công nhận là hội viên Hiệp hội Golf Việt Nam
Công dân Việt Nam là hội viên một câu lạc bộ golf hoặc hội golf là thành viên của Hiệp hội Golf Việt Nam nếu tán thành Điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội thì được Ban chấp hành công nhận là hội viên Hiệp hội Golf Việt Nam.

Điều 12. Thủ tục gia nhập, quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên
Thủ tục gia nhập, quyền lợi và nghĩa vụ của các hội viên do Điều lệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức thành viên quy định. Ngoài ra, hội viên có thêm nghĩa vụ và quyền lợi sau:
1- Chấp hành điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và mọi quy định của Hiệp hội Golf Việt Nam.
2- Được tham gia thảo luận, góp ý về các chủ trương, kế hoạch công tác của Hiệp hội và đề đạt ý kiến, nguyện vọng đến các cơ quan l•nh đạo của Hiệp hội.
3- Nếu được tổ chức thành viên giới thiệu, có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan l•nh đạo của Hiệp hội.
4- Được ưu tiên sử dụng các phương tiện, cơ sở vật chất tại các cơ sở tập luyện của Hiệp hội, được tạo điều kiện thuận lợi để học tập, luyện tập, nâng cao khả năng và kiến thức chuyên môn.
5- Giám sát hoạt động của các cơ quan l•nh đạo và các bộ phận chức năng của Hiệp hội.
6- Được bảo vệ danh dự và các quyền lợi chính đáng có liên quan đến Golf trước pháp luật và công luận.
7- Có quyền xin ra khỏi Hiệp hội và xin thôi giữ các cương vị công tác thuộc Hiệp hội. Trước khi ra khỏi Hiệp hội phải bàn giao lại công việc, thiết bị, tài chính.

Điều 13. Hội viên sáng lập
1. Đại hội Hiệp hội golf Việt Nam lần thứ nhất là Đại hội sáng lập. Các hội viên tham gia Đại hội lần thứ nhất là hội viên sáng lập hoặc các tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, của ngành golf được Hiệp hội công nhận là hội viên sáng lập.

2. Hội viên sáng lập được mời tham dự các Hội nghị  và Đại hội nhiệm kỳ của Hiệp hội.

Điều 14. Ra khỏi Hiệp hội và Ban chấp hành

1- Muốn ra khỏi Hiệp hội, tổ chức thành viên phải có đơn gửi cho Ban chấp hành Hiệp hội. Ban chấp hành Hiệp hội sẽ xem xét, quyết định.
2- Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội xin ra khỏi Hiệp hội phải có đơn và phải được đưa ra Ban chấp hành xem xét, quyết định.
3-Trước khi ra khỏi Hiệp hội, ủy viên BCH, tổ chức thành viên, hội viên phải bàn giao công việc, cơ sở vật chấp, tài chính mà mình phụ trách cho tổ chức, cá nhân được Ban chấp hành ủy nhiệm.
4- Những ủy viên Ban chấp hành bỏ sinh hoạt 2 kỳ họp liên tục mà không có lý do chính đáng sẽ mặc nhiên bị xóa tên trong danh sách Ban chấp hành và vẫn phải có trách nhiệm bàn giao công việc, cơ sở vật chất, tài chính mà mình phụ trách cho Hiệp hội.


Chương IV
Nguyên tắc tổ chức hoạt động
 
Điều 15.
Nguyên tắc hoạt động:
Hiệp hội Golf Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, thống nhất hành động, quyết định theo đa số, tự chủ về tài chính và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hiệp hội.

Điều 16. Tổ chức của Hiệp hội

1- Ở Trung ương: Hiệp hội Golf Việt nam;
2-  Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), nếu có nhu cầu có thể thành lập Hội Golf/ Câu lạc bộ golf. Việc thành lập Hội golf/ CLB Golf do UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
Các Hội Golf/ CLB Golf hoạt động theo Điều lệ của mình, tuân thủ Điều lệ của Hiệp Hội Golf Việt Nam và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của HHGVN.

Điều 17. Cơ cấu tổ chức quản lý của HHGVN:
1.  Đại hội đại biểu toàn quốc (gọi tắt là Đại hội);
2.
Ban chấp hành;  
3. Ban thường vụ;
4. Ban kiểm tra;
5. Các ban chức năng;

6.  Văn phòng Hiệp hội;

7. Các tổ chức trực thuộc.

Điều 18. Đại hội đại biểu toàn quốc

1- Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Golf Việt Nam là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội, được tổ chức 3 năm 1 lần do Ban chấp hành triệu tập; trường hợp có 2/3 số uỷ viên Ban chấp hành chính thức yêu cầu thì Ban chấp hành triệu tập Đại hội bất thường. Số lượng đại biểu tham dự Đại hội do Ban chấp hành quy định. Đại hội phải có ít nhất quá nửa số đại biểu triệu tập mới có giá trị.
2- Nhiệm vụ chính của Đại hội:
a) Kiểm điểm công tác trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng hoạt động, nhiệm vụ, mục tiêu, các giải pháp lớn thực hiện mục tiêu trong thời kỳ mới của Hiệp hội.
b)Thảo luận, đóng góp  ý kiến và báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban chấp hành và Ban kiểm tra Hiệp hội.
c) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội (nếu cần).
d) Thông qua quyết toán tài chính nhiệm kỳ trước và thảo luận kế hoạch tài chính nhiệm kỳ sau.
đ- Quyết định số lượng Ban chấp hành và bầu Ban chấp hành mới.
e) Thông qua nghị quyết của Đại hội.
 
 Điều 19. Ban chấp hành
1- Ban chấp hành Hiệp hội Golf Việt Nam do Đại hội bầu ra là cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội giữa 2 kỳ Đại hội. Số lượng uỷ viên Ban chấp hành do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định.
2- Ban chấp hành Hiệp hội Golf Việt Nam mỗi năm họp 2 lần và có thể họp bất thường khi cần.
3- Nhiệm vụ của Ban chấp hành:
a) Bầu Ban thường vụ gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Phó Tổng Thư ký thường trực, Trưởng Ban kiểm tra và một số uỷ viên.
b) Thông qua quy chế hoạt động, quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho từng chức danh: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Trưởng ban kiểm tra và các Trưởng ban chức năng khác.
c) Xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội.
d) Quyết định kế hoạch tài chính của Hiệp hội.
e) Quyết định mức thu lệ phí gia nhập, niên liễm, thu quỹ phát triển Golf và các khoản thu khác đối với các tổ chức thành viên và hội viên.
f) Chỉ đạo các cuộc thi đấu trong nước và quốc tế tại Việt Nam; tổ chức giải vô địch quốc gia ở các lứa tuổi, chuyên nghiệp và không chuyên.
g) Chỉ đạo các hoạt động về đào tạo, huấn luyện và ứng dụng khoa học kỹ thuật, hoạt động của các đội tuyển quốc gia.
h) Chỉ đạo việc xây dựng và triển khai thực hiện hợp tác quốc tế về Golf.
i) Tìm kiếm các giải pháp thu hút nguồn tài trợ trong và ngoài nước, tổ chức hoạt động tạo nguồn kinh phí.
k) Hỗ trợ phát triển phong trào Golf và xây dựng hệ thống thi đấu Golf cơ sở; quản lý hệ thống Handicap trên toàn quốc, đánh giá và xếp hạng các sân golf ở Việt Nam

l) Quyết định về khen thưởng và kỷ luật đối với tổ chức thành viên và hội viên.
m) Định kỳ báo cáo kế hoạch công tác với các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định.
n) Quyết định triệu tập, tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Golf Việt Nam.
o) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Hiệp hội.


Điều 20. Ban thường vụ Hiệp hội:
1. Ban Thường vụ gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký thường trực, Trưởng Ban kiểm tra, Trưởng các ban khác và một số uỷ viên. Số lượng uỷ viên Ban Thường vụ do Ban chấp hành Hiệp hội quyết định nhưng không quá 1/3 số lượng uỷ viên BCH.
Ban thường vụ họp thường kỳ 3 tháng 1 lần:
2. Ban thường vụ có các nhiệm vụ:
a) Thay mặt Ban chấp hành chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hiệp hội giữa hai kỳ họp BCH để thực hiện Nghị quyết Đại hội và Nghị quyết các kỳ họp BCH
b) Chuẩn bị nội dung, triệu tập và tổ chức các kỳ họp BCH; báo cáo kiểm điểm công tác với BCH.
c) Quyết định những công việc khẩn cấp, sau đó báo cáo với Ban chấp hành Hiệp hội trong kỳ họp gần nhất.Tuỳ theo tình hình cụ thể, Ban thường vụ có thể cử ra Thường trực để giúp việc ban thường vụ. Thường trực chịu trách nhiệm trước Ban thường vụ về nhiệm vụ được giao.
3. Ban thường vụ có Văn phòng Hiệp hội; các phòng ban chức năng và Hội đồng tư vấn (nếu cần thiết) để giúp việc điều hành công việc hàng ngày.

 Điều 21. Ban kiểm tra:
1. Nhiệm vụ của Ban kiểm tra:
a) Kiểm tra việc thực hiện các Điều lệ và nghị quyết của Đại hội , các nghị quyết của Ban chấp hành và Ban thường vụ.
b)  Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, các hoạt động kinh tế, tài chính và các hoạt động khác của Hiệp hội.
c) Xem xét, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo.
2. Trưởng Ban kiểm tra:
a) Trưởng ban kiểm tra do Ban chấp hành bầu trong số uỷ viên Ban chấp hành. Số lượng uỷ viên Ban kiểm tra do Ban chấp hành quyết định.
b) Trưởng Ban kiểm tra l•nh đạo Ban kiểm tra hoạt động theo quy chế do Ban chấp hành thông qua.

 Điều 22. Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các Trưởng ban chức năng
1. Chủ tịch Hiệp hội do Ban chấp hành bầu, có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Là người đại diện của Hiệp hội Golf Việt Nam.
b) Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành và các thành viên về các hoạt động của Hiệp hội Golf.
c) Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội và các nghị quyết của  Ban chấp hành và Ban thường vụ Hiệp hội.
d) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban chấp hành và Ban thường vụ.
đ) Thay mặt ban chấp hành ký các văn bản về việc phê chuẩn, b•i miễn Phó chủ tịch, Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký, các uỷ viên Ban chấp hành và chức danh khác nhau sau khi đ• được Ban chấp hành thông qua.
e) Quyết định nhân sự chủ chốt của văn phòng Hiệp hội.
2. Các Phó Chủ tịch do Ban chấp hành bầu, hoạt động theo sự phân công của Chủ tịch và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chức danh đã được Ban chấp hành thông qua.
Phó chủ tịch thường trực là người được Chủ tịch uỷ quyền triển khai các hoạt động của Ban Thường vụ và Ban chấp hành Hiệp hội, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về nhiệm vụ được giao; báo cáo với Chủ tịch về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.
3. Tổng thư ký do Ban chấp hành bầu, là người điều hành hoạt động của Hiệp hội, có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Ban chấp hành, Ban thường vụ về các mặt công tác của Hiệp hội.
b) Đảm bảo mối quan hệ với các tổ chức Golf quốc tế và các hiệp hội Golf quốc gia, các tổ chức thể thao khác.
4. Các Ban chức năng khác của Hiệp hội:
a) Các Trưởng ban do Ban chấp hành bầu trong số uỷ viên Ban chấp hành. Số lượng uỷ viên của các Ban chức năng do Ban chấp hành quyết định.
b) Nhiệm vụ, nhân sự, Quy chế hoạt động của các Ban chức năng do Ban chấp hành Hiệp hội quy định.

Chương V
Tài chính và Tài sản

Điều 23. Quản lý sử dụng tài sản, tài chính

1. Tất cả tài sản, tài chính đều được quản lý thống nhất theo quy định của Pháp luật, các quy định cụ thể của Hiệp hội và được báo cáo công khai trong các kỳ họp Ban chấp hành.

2. Hiệp hội Golf Việt Nam có nguồn tài chính và tài sản riêng, được quyền thu, chi cho các hoạt động theo các quy định về tài chính của Hiệp hội phù hợp với quy định về Tài chính và những quy định của Bộ Tài chính đối với các tổ chức xã hội.


Điều 24. Nguồn thu tài chính của Hiệp hội Golf Việt Nam gồm:
1- Lệ phí, niên liễm, đóng góp quỹ của các tổ chức thành viên.
2- Tiền hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật

3- Tiền thu từ các hoạt động kinh tế, sản xuất, dịch vụ, thi đấu, bán bản quyền, phát hành, xuất bản sách báo, tiếp thị, quảng cáo….
4- Tiền thu từ các nguồn tài trợ theo quy định của pháp luật
5- Tiền cho thuê, khấu hao cơ bản các tài sản của Hiệp hội.
6- Tiền viện trợ của các tổ chức thể thao, các tổ chức phi chính phủ quốc tế. (việc tiếp nhận viện trợ phải theo đúng quy định của pháp luật)
7- Các khoản thu khác.

Điều 25. Các khoản chi chủ yếu của Hiệp hội

1- Chi phí cho các hoạt động của các Ban chức năng, Ban thường vụ, Ban chấp hành và Văn phòng hiệp hội.
2- Các chi phí cho công tác đào tạo, tập huấn, thi đấu trong và ngoài nước.
3- Các chi phí về tuyên truyền giáo dục.
4- Chi phí về xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và chi cho các công trình nghiên cứu khoa học, mời chuyên gia….
5- Lương, thù lao, bảo hiểm và trợ cấp khó khăn cho cán bộ, nhân viên chuyên trách.
6- Chi phí về các hoạt động quốc tế.
7- Hỗ trợ các tổ chức thành viên khi cần thiết.
8- Chi phí về khen thưởng.

Chương VI
Khen thưởng và kỷ luật

Điều 26. Khen thưởng
 Các tổ chức thành viên và hội viên của Hiệp hội có thành tích xuất sắc trong công tác được khen thưởng. Trường hợp đặc biệt, Hiệp hội Golf Việt Nam đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch và Nhà nước khen thưởng ở mức cao hơn, đồng thời đề nghị với các Hiệp hội Golf quốc tế có hình thức khen thưởng phù hợp.

Điều 27. Kỷ luật 

Các  tổ chức thành viên và hội viên vi phạm Điều lệ và các quy định hoặc làm tổn hại đến uy tín, danh dự của Hiệp hội sẽ bị kỷ luật. Trường hợp đặc biệt, Hiệp hội Golf Việt Nam đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét để có hình thức xử lý thích hợp.


Chương VII
Điều khoản thi hành

Điều 28. Thể thức sửa đổi, bổ sung và trách nhiệm thực hiện Điều lệ
1. Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc của Hiệp hội Golf Việt Nam mới có quyền sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ.

2. Ban chấp hành Hiệp hội Golf Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thự hiện nghiêm chỉnh Điều lệ này.

3. Các tổ chức thành viên, hội viên, đơn vị, cá nhân thuộc Hiệp hội có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ này.

Điều 29. Hiệu lực thi hành
1. Điều lệ này gồm 7 chương và 29 điều đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Golf Việt Nam nhiệm kỳ I (2007-2011) nhất trí thông qua ngày 17/08/2007 Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 2007.

Điều lệ này có hiệu lực thi  hành theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nội vụ./.

Face BSC -Banner phải 1 Quảng cáo - Banner phải 2
Banner phải - phía dưới Mail công vụ Phần mềm QLVB

Liên kết website

Banner phải - phía dưới - UBND BT