Luật Thể dục, thể thao về vấn đề chính sách phát triển thể dục, thể thao - Phần 3

Đăng ngày: 7/28/2009 12:00:00 AM - Lượt xem 2269

Tin liên quan:

- Phần 1: Chiến lược và Quy hoạch phát triển Thể dục, thể thao

- Phần 2: Luật TD,TT và vấn đề xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển TD,TT - Phần 2

 

Những chính sách đó là:

 

1. Phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực, tầm vóc người Việt nam, góp phần cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về thể thao, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Tăng dần đầu tư ngân sách nhà nước, dành quỹ đất và có chính sách phát huy nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưõng nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thể dục, thể thao phát triển một số môn thể thao đạt trình độ thế giới;

 

2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao đáp ứng nhu cầu tập luyện, vui chơi , giải trí của nhân dân, bảo đảm để các cơ sở thể thao công lập và tư nhân được bình đẳng trong việc hưởng ưư đãi về thuế, tín dụng, đất đai theo quy định của pháp luật.

 

3. Ưu tiên đầu tư phát triển thể dục, thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc”.

 

Chính sách phát triển thể dục, thể thao của Nhà nước là sự thể chế hoá đường lối phát triển TDTT của Đảng, đó là phát triển sự nghiệp TDTT của dân, do dân và vì dân, nhà nước giữ vai trò chủ đạo điều hành nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội.

 

Hệ thống chính sách về phát triển TDTT thể hiện sự quan tâm chăm lo của Nhà nước đối với nhân dân, Nhà nước không ngừng tăng đầu tư ngân sách, dành quỹ đất và có chính sách phát huy nguồn lực để phát triển TDTT.

 

Nhà nước không ngừng tăng đầu tư ngân sách, theo pháp luật về ngân sách, hàng năm các cấp chính quyền xây dựng kế hoạch kinh phí cho các hoạt động TDTT kể cả đầu tư xây dựng cơ bản đối với các công trình TDTT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

Đối với TDTT, ngân sách nhà nước đầu tư để thực hiện các nhiệm vụ  cơ bản như: Quy định chế độ dinh dưỡng đặc thù và đầu tư kinh phí để nuôi dưỡng đào tạo VĐV, trong đó có trọng tâm trọng điểm. Chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi, bảo đảm về số lượng, chất lượng và cơ cấu chuyên ngành hợp lý như xây dựng chương trình tuyển chọn cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài những chuyên ngành mà Việt Nam còn thiếu hoặc chưa đào tạo được; đầu tư cho các  trường đại học và các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo cán bộ TDTT; xây dựng chế độ đãi ngộ của nhà nước với cán bộ TDTT, trong đó chú trọng tới cơ chế chính sách đối với HLV, giáo viên giáo dục thể chất. Xây dựng cơ chế chính sách phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao như thành lập các trường năng khiếu thể thao, các trung tâm đào tạo huấn luyện VĐV và có chế độ ưu đãi về nuôi dưỡng và học tập văn hoá để các bậc phụ huynh yên tâm cho con em theo nghiệp thể thao.

 

Chính sách đầu tư và thu hút các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TDTT cho quần chúng nhân dân nhất là cải tiến chương trình giáo dục thể chất và tổ chức các hoạt động thể thao trong nhà trường; nghiên cứu ứng dụng khoa học nâng cao thành tích các môn thể thao trọng điểm. Xây dựng chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển một số môn thể thao đạt trình độ thế giới mà Việt nam có ưu thế. Về xây dựng cơ sở vật chất như đầu tư xây mới, nâng cấp sửa chữa công trình TDTT công cộng để phục vụ nhân dân đến tập luyện, thi đấu, đào tạo VĐV và đăng cai tổ chức các giải thể thao của quốc gia, quốc tế; mua sắm hoặc sản xuất các trang thiết bị, dụng cụ thể thao phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.

 

Việc đầu tư của nhà nước được thực hiện có kế hoạch thống nhất từ trung ương tới địa phương theo quy hoạch chung đã được phê duyệt bảo đảm việc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm đạt hiệu quả cao tránh chồng chéo, dàn trải gây lãng phí.

 

Việc dành quỹ đất cho TDTT thể hiện trong quy hoạch chung về sử dụng đất đai của quốc gia, trong quy hoạch cơ sở vật chất cho TDTT, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp và trong quy hoạch các khu dân cư, khu đô thị mới đều có định mức đất dành cho TDTT theo tỷ lệ thích hợp. Đối với trường học có tiêu chuẩn định mức diện tích đất dành cho giáo dục thể chất.

 

Theo TDTT Việt Nam

Bài viết liên quan

trung tâm thể dục thể thao Thể thao - kênh quảng bá cho du lịch
(Đăng ngày: 4/9/2021 8:24:30 AM)
Face BSC -Banner phải 1 Quảng cáo - Banner phải 2
Banner phải - phía dưới Mail công vụ Phần mềm QLVB

Liên kết website

Banner phải - phía dưới - UBND BT