Tin liên quan:
>>
Phần 1: Chiến lược và Quy hoạch phát triển Thể dục, thể
thao
>>
Phần 2: Luật TD,TT và vấn đề xây dựng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển TD,TT
>>
Phần 3: Luật Thể dục, thể thao về vấn đề chính sách phát triển thể
dục, thể thao
Để giúp bạn đọc hiểu rõ về những hành vi
bị nghiêm cấm trong hoạt động TDTT và vi phạm, xử lý vi phạm pháp luật về TDTT,
trang tin điện tử xin đăng bài viết của ông Vũ Trọng Lợi - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp
chế về vấn đề này.
Pháp luật về Thể dục, thể thao bao gồm hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về
Thể dục, thể thao hoặc có liên quan đến hoạt động và kinh doanh Thể dục, thể
thao như: Hiến pháp; Luật Thể dục, thể thao; Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban
thường vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị quyết của Chính phủ
trước ngày Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có hiệu lực thi
hành (01/01/2009), Nghị định của Chính phủ; Quyết định, (Chỉ thị trước ngày
01/01/2009) của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư, Thông tư liên tịch, (Quyết định,
Chỉ thị trước ngày 01/01/2009) của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Nghị
quyết của Hội đồng nhân dân; Quyết định, Chỉ thị của UBND.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định
trong những văn bản này là vi phạm pháp luật về Thể dục, thể thao.
Những hành vi vi phạm pháp luật về thể dục, thể
thao đều có biện pháp, chế tài xử lý từ nhẹ đến nặng tuỳ theo mức độ vi phạm.
Việc áp dụng các chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về thể dục, thể
thao được thống nhất áp dụng theo quy định của pháp luật hình sự, hành chính,
dân sự, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, pháp luật về lao động, pháp
luật về cán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ví dụ
hành vi sử dụng đất dành cho TDTT đem cho người khác thuê để kinh doanh dịch vụ
hàng hoá khác lấy tiền “chia nhau nâng cao đời sống”cho một số cá nhân được giao
quản lý sử dụng đất cho TDTT là hành vi sử dụng đất không đúng mục đích thì
không những bị xử lý theo quy định của Luật đất đai, Luật Thể dục, thể thao như
bị xử phạt vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay
đổi do vi phạm hành chính gây ra, thu hồi đất trả lại cho hoạt động TDTT. Nếu
hành vi đó gây hậu quả nghiêm trọng được cơ quan điều tra kết luận là phạm tội
thì sẽ bị xử lý theo luật hình sự, luật phòng chống tham nhũng, luật cán bộ công
chức... Tổ chức, cá nhân nào có các hành vi bị nghiêm cấm nêu trên dù cố ý hay
vô ý cũng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện
hành.
Xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động
thể dục, thể thao được tiến hành theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao đối với những hành vi vi phạm phạm
pháp luật về quản lý nhà nước về TDTT mà không phải là tội phạm, bao gồm: hành
vi vi phạm quy định của pháp luật trong các hoạt động tuyển chọn, đào tạo VĐV;
tổ chức thi đấu, biểu diễn thể thao; quản lý các đội tuyển thể thao; công tác y
tế, cứu hộ, phục vụ tập luyện, thi đấu thể thao; quảng cáo và dịch vụ trong lĩnh
vực thể dục, thể thao.
Đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong
hoạt động thể dục, thể thao nếu có dấu hiệu phạm tội thì phải chuyển hồ sơ sang
cơ quan điều tra để tiến hành các thủ tục tố tụng theo luật định. Kết luận điều
tra là căn cứ để xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật
này.
Các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật
tự, an toàn xã hội xảy ra khi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao mà chưa
đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử phạt theo quy định của pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính có liên quan.
Theo Trang tin điện tử Tổng cục Thể dục
Thể thao