Thể thao và đời sống: Khắc phục một số bất thường khi chạy

Đăng ngày: 12/28/2009 12:00:00 AM - Lượt xem 2994

Ai mới tập chạy cũng hay gặp hiện tượng tức thở, chân như cứng lại. Theo các nhà nghiên cứu thì đó chính là hiện tượng "cực điểm" khi chạy. Thực chất của hiện tượng này là  một phản ứng sinh lý bình thường nhằm thích ứng với tập luyện, không đáng lo sợ.

Nói chung người có trình độ tập luyện càng cao thì xuất hiện cực điểm càng ít, chậm và biến mất càng nhanh. Gặp lúc đó, bạn chỉ cần kiên trì chậm lại, chủ động thở sâu và đều hơn, qua ít phút sẽ hết. Sau đó sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, tim đập mạnh, chân chạy nhanh nhẹn và đều hơn. Những người tập chạy lâu năm thường không cảm thấy có cực điểm rõ ràng, thậm chí hầu như không có. Điều đó chứng tỏ thể lực của họ đã được nâng cao thích ứng với tập ấy. Vì vậy, cần nâng thêm lượng vận động.

Nếu kỹ thuật chạy không đúng, đặc biệt nếu đặt gót bàn chân xuống mặt đất sai mà cứ tiếp tục tập sẽ dẫn đến hiện tượng bị đau gót chân. Nguyên nhân là vì tư thế chạy không đúng thường bị ngửa người, dùng gót bàn chân chống chạm đất trước, làm cho phần đệm mỡ dưới gót bàn chân bị áp lực quá lớn, tổn thương gây đau. Mặt khác có thể là do sức mạnh, sự bền vững của cơ và dây chằng ở cổ chân người mới tập còn kém. Động tác chống chân và hoãn xung khi chạy chưa tới. Nếu bạn chạy quá nhanh, dài với kỹ thuật không đúng như vậy (bước nhỏ, sức bật kém) sẽ dẫn tới hậu quả trên.

Để tránh tình trạng này, bạn nên chạy theo đúng kỹ thuật đảm bảo trọng tâm thân thể hơi dồn về trước, tránh dùng gót mà là bằng cả bàn chân chạm đất rồi dần chuyển qua mũi bàn chân để bật đi. Lượng vận động tập chạy cũng nên vừa sức. Người mới tập lúc bắt đầu không nên tập chạy nhanh ngay, nên chầm chậm rồi tăng dần lên để cho chân cũng được thích ứng. Không nên chạy quá dài và lâu. Như thế sẽ làm cho cơ và dây chằng ở cổ chân quá mệt mỏi, bị tổn thương, giảm sức bật.

Nên đi giầy tập chạy có đế mềm và tập ở nơi tương đối bằng phẳng, nền đường không cứng quá để giảm nhẹ phản lực với cơ thể, hạn chế tác động có thể gây tổn thương cho đệm mỡ dưới bàn chân. Nếu bạn đã thấy đau thì nên tạm ngừng tập chạy và chuyển sang tập nội dung khác, tránh đụng chạm đến chỗ đau đó, đồng thời có thể xoa bóp, chườm nóng…cho khỏi hẳn rồi hãy lại tập.     

Theo TTVN     

Face BSC -Banner phải 1 Quảng cáo - Banner phải 2
Banner phải - phía dưới Mail công vụ Phần mềm QLVB

Liên kết website

Banner phải - phía dưới - UBND BT