Hai năm đăng cai, dù phải chịu nhiều ảnh hưởng tư tác động xấu của cuộc khủng hoàn cầu, Chính phủ Việt Nam vẫn dành sự quan tâm đầu tư đặc biệt cho Đại hội thể thao châu lục này.
Con số 989 tỉ đồng, trong đó riêng việc xây dựng Cung điền kinh trong nhà Mỹ Đình chiếm tới 570 tỉ đồng, cùng hàng trăm tỷ đồng khác được cho cho công tác tập huấn các đội tuyển, tuyên truyền, khai - bế mạc... là minh chứng rõ ràng nhất (nguồn Thanh Niên Online).
Hàng nghìn thành viên thuộc 43 đoàn thể thao châu lục, 21 môn thi trải khắp 6 tỉnh, thành trong cả nước, 2 buổi lễ khai mạc và bế mạc hoàng tráng; hệ thống cơ sở chất hoàn thiện, hiện đại cùng những điều kiện hậu cầu, anh ninh, giao thông... được đáp ứng đến mức tối đa.
Ba lần cảm ơn cùng lời khẳng định "Việt Nam có khả năng tổ chức được những sự kiện lớn hơn nữa" từ Chủ tịch OCA, Hoàng thân Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah trong Lễ khai mạc chính là sự ghi nhận thành công đó trên trường quốc tế.
2. Và cũng sau 10 ngày tranh tài, ngôi á quân của đoàn TTVN với 42 HCV - 30 HCB - 22 HCĐ chính là điểm nhấn ấn tượng nhất trên bản đồ thể thao châu Á, dù nó chỉ "bó hẹp" trong sân chơi "Indoor".
Lợi thế sân nhà, lợi thế từ các môn thể thao mang truyền thống riêng (đá cầu, Vovinam), hay từ những thế mạnh đã từng được khẳng định như: Lặn, Pencak Silat, cờ Vua, Billiard, Múa Lân - Sư... đã đóng góp không nhỏ vào thành công chuyên môn của nước chủ nhà, nhưng chẳng thể phủ nhận bước lớn của TTVN với những tấm huy chương xứng đáng đi vào lịch sử.
|
Nữ hoàng Vũ Thị Hương (124) đã giành vàng hết sức thuyết phục. Ảnh: V.S.I |
Đó là ngôi vô địch của Vũ Thị Hương trên đường chạy tốc độ 60m nữ khi đánh bại các đối thủ Trung Quốc, Kazakhstan; Thái Lan... của Ngô Thị Phương ở hạng 48kg quyền Anh nữ, một thành tích đặc biệt khi môn thể thao này sẽ có mặt tại Olympic London 2012;
Là của kình ngư Nguyễn Hữu Việt trên đường đua xanh; cặp đôi Aerobics Bá Đông/Thu Hà; Người đẹp Dancing Khánh Thi... và cũng không thể không nhắc đến sự đóng góp của các môn thể thao mới khi TTVN vẫn phải "đi tắt, đón đầu" ở châu lục như: Kurash; bóng rổ 3 người, thể thao điện tử...
Dĩ nhiên, á quân AIG không hề đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng là á quân thể thao châu Á bởi sự khác biệt giữa các sân chơi. Nhưng chẳng thể phủ nhận, đó là thành tích tốt nhất và nó mở ra khả năng tranh chấp toàn diện hơn cho TTVN trên đấu trường châu lục.
3. Thành công về tổ chức - Thành công về chuyên môn, nhưng cũng còn những bài học, kinh nghiệm thực tiễn quý giá khác mà TTVN thu được khi lần đầu đóng vai trò của chủ nhà.
|
Những nụ cười chiến thắng của đội lặn nữ. Ảnh: V.S.I |
Trước hết đó là công tác tham mưu, dự báo của chính những nhà làm quản lý thể thao. Dù AIG là một trong số những đại hội thể thao chính thức của OCA, nhưng sức hấp dẫn của nó là không lớn, điều này là nguyên nhân chính khiến bầu không khí trong nước không được hâm nóng thực sự nếu chỉ là so với SEA Games.
Rồi dù có 43 đoàn tham dự, nhưng thực tế ở nhiều môn thi số VĐV quá ít, thậm chí như cờ Tướng nữ đã không thể tổ chức do chỉ có 2 đoàn tham dự. Bên cạnh đó, sự quan tâm của giới truyền thông trong nước, quốc tế cũng chỉ có mức độ, đã khiến có nơi, có thời điểm tạo nên cảm giác lãng phí, chưa đồng bộ.
Đã đành đây là test thử cho AISAD - Đại hội thể thao chính thức của châu lục mà Việt Nam đặt mục tiêu xin đăng cai vào khoảng 2020, nhưng nếu từ công tác tham mưu, dự báo đến việc triển khai được làm tốt hơn, thì chắc chắn thành công của lớn hơn nhiều.
Về mặt thể thao. Ngôi á quân đã chỉ ra tiềm năng lớn của TTVN trong quá trình tiệm cận với mặt bằng chung của thể thao châu lục, nhưng làm thế nào để duy trì và phát huy cái tiềm năng đó thì lại là thách thức không nhỏ. SEA Games 25 kế tiếp sẽ là lời kiểm chứng rõ nhất với các môn thể thao cơ bản, còn các môn "mới toe" kiểu như Kurash, Kabaddi... câu hỏi là liệu có được duy trì?
Tóm lại, sau thành công với TTVN việc lớn vẫn cứ là quá trình hoàn thiện!