LUẬT THI ĐẤU MÔN ĐUA THUYỀN TRUYỀN THỐNG
Địa chỉ cung cấp tài liêu và giải đáp thắc mắc:
Ông Frank Nomlowski - Uỷ ban thi đấu thuyền truyền thống của ICF
- Địa chỉ: Am Leinewchr 35 - 30519 Hannover - Đức
- Điện thoại: 49511838 78 84
- Fax: 49 511 8 38 7884
- E-mail: franom@aol.com
Bảng viết tắt
ICF Liên đoàn canoe thế giới (IDBF and ADBF)
NOC Uỷ ban Olympic Quốc gia
DBRC Uỷ ban thi đấu thuyền truyền thống
GR Luật chung (chỉ có thể được thay đổi bởi Đại hội Liên đoàn Canoe thế giới)
TR Luật thi đấu (chỉ có thể được thay đổi bởi ban chấp hành của Liên đoàn Canoe thế giới)
Competition Các giải Vô địch Thế giới, các cuộc thi đấu Quốc tế
Category Nam, nữ và nam nữ phối hợp
Classes 20 chèo, 10 choè
Event Từng loại thuyền ở từng cự ly và ở từng nhóm tuổi
Crew Được thiết lập bởi các VĐV và người cầm lái hoặc người gõ trống
Team Là các đội đại diện cho quốc gia tham dự và các trọng tài Steerer Là người chèo lái thuyền
Ngôn ngữ Chỉ có tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chính thức để viết Luật
File đính kèm: Luật Đua thuyền truyền thống (File PDF)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều l: Mục đích (GR)
Mục đích của đua thuyền truyền thống là để cho mọi người thi đấu với nhau bằng thuyền rồng trên một đường đua được định sẵn trong khoảng thời gian càng ngắn càng tốt và theo quy định của Luật.
Điều 2: Các cuộc thi đấu quốc tế (GR)
Các cuộc thi được thông báo là thi đấu Quốc tế thì đều được tổ chức theo các quy định của Liên đoàn canoe thế giới. Các cuộc thi đấu có sự tham gia của các Liên đoàn quốc gia hoặc các câu lạc bộ của các quốc gia thì đều được coi là các cuộc thi đấu quốc tế và các vận động viên của các nước thuộc liên đoàn canoe thế giới đều được mời tham gia thi đấu.
Các cuộc thi đấu này cần phải được hướng dẫn hoặc điều hành bởi ít nhất là một quan chức có uy tín của Uỷ ban thi đấu đua thuyền thuyền thống thuộc Liên đoàn canoe thế giới.
Các cự ly thi đấu chính thức do Liên đoàn canoe thế giới ban hành là: - Đồng đội nam
- Đồng đội nữ
- Hỗn hợp nam, nữ (có tối thiểu 8 VĐV nữ trong thuyền 20 chèo và 4 VĐV nữ trong thuyền 10).
Độ dài đường tua chính thức tại các cuộc thi đấu do Liên đoàn canoe thế giới quy định là: 200m, 250m, 500m và 1.000m.
Các cự ly thi đâu đặc biệt có thể được ban hành sau khi được Uỷ ban thi đấu thuyền truyền thống của Liên đoàn canoe thế giới hướng dần và phê chuẩn.
Có nhiều giải Cúp thế giới, số cuộc thí đầu và địa điểm thi đấu sẽ được quyết định bởi uỷ ban thi đấu thuyền truyền thống của Liên đoàn canoe thế giới và được sự đồng ý của ban chấp hành.
Điều 3: Các VĐV (GR)
Chỉ những vận động viên của các câu lạc bộ hoặc các hiệp hội là thành viên của Liên đoàn canoe thế giới mới được quyền tham dự một cuộc thi đấu quốc tế.
Một vận động viên hoặc một đội đều được phép độc lập tham gia vào một cuộc thi đấu quốc tế nhưng trong tuỳ từng trường hợp đặc biệt khác nhau họ cần được sự cho phép của Liên đoàn quốc gia của họ.
Một vận động viên có thể được phép thay mặt cho một Liên đoàn tại nước ngoài nếu họ có giấy uỷ quyền gốc của Liên đoàn. Giấy uỷ quyền này cần phải được gửi tới trụ sở của Liên đoàn canoe thế giới trước ngày 31/12 của năm tiếp theo đồng thời gửi một bản copy tới ông Chủ tịch uỷ ban thi đấu thuyền truyền thống của Liên đoàn canoe thế giới .
Nếu VĐV đó đã sống tại nước ngoài hơn hai năm thì bản uỷ quyền chính thức của Liên đoàn họ sẽ không còn có giá trị nữa,
Ở bất kỳ năm nào, một vận động viên chỉ được thi đấu cho một Liên đoàn kể cả thi đấu canoe. Luật này không áp dụng khi một vận động viên đã rời khỏi nước bản xứ của mình để kết hôn và sinh sống tại nước ngoài. Trong trường hợp này họ có thể thi đấu ngay cho Liên đoàn mới của mình mà không cần phải đợi sau 2 năm.
Một vận động viên được thi đấu tại giải trẻ bắt đầu từ năm họ 15 tuổi và tuổi kết thúc thi đấu tại giải trẻ là 18 tuổi.
Tuổi được tham gia thi đấu tại giải người cao tuổi là bắt đầu từ năm 40.
Điều 4: Lịch thi đấu quốc tế (GR)
Hàng năm, trước ngày 1/8 các Liên đoàn quốc gia sẽ gửi 1 bản đề nghị về chương trình thi đấu quốc tế năm sau tới trụ sở của Liên đoàn canoe thế giới và một bản tới ông chủ tịch của Uỷ ban thi đấu thuyền truyền thống của Liên đoàn canoe thế giới. Theo đó thì lịch thi đấu sẽ được chuẩn bị vào cùng thời gian của các giải Vô địch thế giới trong năm sau.
Các Liên đoàìn còn được phép trình bản thay đổi đề xuất của mình cho đến hết ngày 30/9. Sau ngày này lịch thi đấu quốc tế sẽ được quyết định và phát hành.
Điều 5: Số nước tham dự tối thiểu (GR)
Để được công nhận là một cự ly thi đấu quốc tế thì ít nhất phải có sự tham dự của 3 thuyền thuộc 2 quốc gia.
CHƯƠNG II
CÁC LOẠI THUYỀN, ĐỘ DÀI, CẤU TẠO THUYỀN
VÀ NHÃN HIỆU ĐĂNG KÝ
Điều 6: Các loại thuyền, độ dài (GR)
Các cự ly thi đấu chính thức được Liên đoàn canoe thế giới quy định như sau:
* Nam
- Trẻ từ 15t - 18t .
- Vô địch từ l9t - 39t
- Cao tuổi từ 40 trở lên
* Nữ
- Trẻ từ 15t - 18t
- Vô địch từ 19 - 39t
- Cao tuổi từ 40 trở lên
* Nam nữ phối hợp
- Trẻ từ 15t - 18t
- Vô địch từ 19t - 39t
- Cao tuổi từ 40 trở lên
Điều 7: Vị trí trên thuyền (TR)
7.1 Một thuyền gồm 20 chèo được quy định như sau:
Số người chèo tối thiểu là 18 và tối đa là 20
Người đánh trống
Người cầm lái
4 người chèo dự bị ở mỗi đầu xuất phát của mỗi loại thuyền khác nhau
7.2 Một thuyền gồm 10 chèo được quy định như sau:
Số người chèo là 10
Người đánh trống
Người cầm lái
2 người chèo dự bị ở mỗi đầu xuất phát của mỗi loại thuyền khác nhau
Điều 8: Chi tiết các loại thuyền (TR)
Đội thuyền nam hoặc nữ có thể được quy định theo số vận động viên của từng giới riêng biệt.
Trong cùng một ngày những thành viên của nhóm tuổi thi giải trẻ và giải người cao tuổi không được tham gia vào bất kỳ nhóm tuổi nào khác.
Các đội kết hợp giữa nam và nữ cần có ít nhất là 8 nữ đối với loại thuyền 20 chèo hoặc 4 nữ đốt với loại thuyền 10 chèo.
Đối với các cự ly người cao tuổi thì tất cả các vận động viên trên thuyền đều phải từ 40 tuổi trở lên.
Điều 9: Các yêu cầu đối với các cuộc thi đấu quốc tế (TR)
Đối với các cuộc thi thuyền truyền thống thì các Liện đoàn quốc gia tổ chức giải quốc tế có nghĩa vụ cung cấp cho mỗi đường bơi là 2 thuyền thi đấu và 2 thuyền dư bị. Đối với các cuộc thi đấu quốc tế của Liên đoàn canoe thế giới thì không yêu cầu tiêu chuẩn của các loại thuyền.
Líên đoàn tổ chức giải có trách nhiệm phải đảm bảo rằng các thuyền cung cấp cho các đội là cùng một loại. Sự khác nhau về trọng lượng của các thuyền sử dung trong thi đấu là không được vượt quá 5%.
Liên đoàn tổ chức giải cũng cần phải chú ý rằng vật liệu dùng để sửa chữa thuyền bao gồm cả đáy thuyền cũng phải được cung cấp.
Điều 10: Thuyền và các loại phụ tùng (TR)
Các tiêu chuẩn của Liên đoàn canoe thế giới đối với thuyền được quy định như sau:
Độ dài: 12,49m không tính đầu và đuôi
Độ rộng: 1,16m tính từ mép ngoài của thuyền
Chiều cao: 0,55m tính từ giữa thuyền .
Trọng lượng tối thiểu là 250kg. Trọng lượng bình quân của thuyền cần phải được dán lên trên thuyền trong trường hợp trọng lượng đó khác với trọng lượng tối thiểu được quy định cho thuyền.
Không được phép thay đổi về hình dáng và kích thước của thuyền.
Thuyền tiêu chuẩn theo quy định của Liên đoàn canoe thế giới là thuyền một đoạn hoặc 2 đoạn với 13 xương thuyền.
Một thuyền rồng đúng quy định là có đeo một đầu con rồng, đuôi rồng, một trống và một ghế để đặt trống. Các trường hợp ngoại lệ khác xảy ra đối với thuyền vì những lý do về kỹ thuật của cuộc thi thì cần phải viết đơn trình bày và gửi tới Uỷ ban thi đấu thuyền truyền thống của Liên đoàn canoe thế giới và phái được phê chuẩn ít nhất là trước cuộc thi đấu 4 tuần.
Liên đoàn canoe thế giới cung cấp một bảng kê chi tiết chính xác về kỹ thuật của thuyền rồng.
Điều 11: Mái chèo (TR)
Mái chèo cần phải phù hợp với các tiêu chuẩn do Líên đoàn canoe thế giới quy định trong bản quy định kỹ thuật chính thức về mái chèo.
Mái chèo thi đấu cần phải theo đúng quy định tiêu chuẩn về mái chèo của Liên đoàn canoe thế giới như sau
Chiều dài của mái chèo tối đa là 130cm và tối thiểu là 105cm.
Vật liệu làm mái chèo được tự do chọn lựa (có thể là gỗ, carbon . . . ) Các đai cầm và nẹp bảo về được phép làm bằng băng dính sao cho phù hợp với chiều cao của cơ thể.
Điều 12: Kiểm tra thuyền và chèo (TR)
Thuyền và chèo sẽ được trọng tài thuyền có tên trong. danh sách trọng tài chính thức kiểm tra trước giờ thí đấu. Chỉ những thiết bị đã được trọng tài này kiểm tra mới được tham gia thi dấu.
Điều 13: Nhãn hiệu đăng ký (GR)
Thuyền, các phụ tùng và quần áo có thể được in, dán chữ viết và các biểu tượng quảng cáo đăng ký nhãn hiệu.
Tất cả các vật liệu quảng cáo cần phải đặt ở chỗ mà không làm cản trở tầm nhìn của các vận động viên và không ảnh hưởng đến kết quả của cuộc thi.
Các quảng cáo thuốc lá và rượu mạnh sẽ không được chấp nhận.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THI ĐẤU
Điều 14: Trọng tài
14.1 Trong các cuộc thi đấu quốc tế sẽ có các trọng tài sau:
- Tổng trọng tài
- Trọng tài kỹ thuật
- Người điều hành thi đấu
- Chỉ huy thuyền .
- Các trọng tài xuất phát
- Các trọng tài gióng hàng
- Các trọng tập đường đua
- Các trọng tập quay vòng
- Các trọng tài đích
- Các trọng tài bấm giờ
- Các trọng tài kiểm tra thuyền
- Trọng tài phát thanh
- Nhân viên y tế
- Nhân viên kỹ thuật
Trong một số trường hợp được phép thì một người có thể kiêm 2 hoặc nhiều vị trí trên.
14.2 Những người không có nhiệm vụ không được vào khu vực trọng tài trừ trường hợp Ban tổ chức hoặc ban giải quyết khiếu nại cử các quan chức hoặc các lãnh đội tới để giải quyết các vấn để phát sinh.
14.3 Ban tổ chức điều hành cuộc thi đấu bao gồm những vị trí sau:
- Trưởng ban tổ chức
- Người điều hành thi đấu
- Các uỷ viên
Các uỷ viên có thể là một trong những trọng tài được liệt kê tại 14.1 những người có vị trí làm việc gần đích trong suốt thời gian thi đấu. Hai thành viên của ban tổ chức phải là người có uy tín trong hội đồng trọng tài thuyền truyền thống quốc tế.
Điều 15: Các trọng tài quốc tế (GR)
15.1 Thủ tục để trở thành trọng tài đua thuyền truyền thống của Liên đoàn canoe thế giới.
Chỉ các Liên đoàn quốc gia mới có quyền cử các học viên dự thi.
Mỗi ứng cử viên phải nộp 20 đôla lệ phí.
Các ứng cử viên phải ở trong độ tuổi trên 25 và dưới 65. Tên của họ cần phải được gửi với tổng thư ký của Liên đoàn canoe thế giới và chủ tịch của uỷ ban thi đấu thuyền truyền thống ít nhất là 2 tháng trước ngày tổ chức thi.
Uỷ ban giúp việc của Uỷ ban thuyền truyền thống bao gồm 2 thành viên là những ngựa đã được lựa chọn nhiều lần, sẽ tổ chức kỳ thi này nhân dịp các kỳ thế vận hội thế giới và các giải vô địch thế giới. Kỳ thi sẽ được sử dụng một trong ba ngôn ngữ chính thức của Liên đoàn canoe thế giới và nó sẽ dựa trên những kiến thức cơ bản về Luật của Liên đoàn canoe thế giới và Luật đua thuyền truyền thống. Nếu một Liên đoàn châu lục hoặc một liên đoàn quốc gia muốn tổ chức kỳ thi vào một ngày khác thì họ sẽ phải trả toàn bộ chi phí cho nhưng người hỏi thi.
15.2 Các ứng cử viên đã thi trượt một lần có thể được ghi vào danh sách để thi lại lần khác nhưng không được sớm hơn 1 năm. Các ứng cử viên thi đỗ sẽ được cấp bằng trọng tài quốc tế. Các chi phí phát sinh trong kỳ thi của các học viên sẽ do liên đoàn quốc gia chi trả.
Điều 16: Trách nhiệm của ban tổ chức (TR)
Ban tổ chức cần phải:
Tổ chức và hướng dẫn thi đấu
- Trong những trường hợp gặp thời tiết khắc nghiệt hoặc có những tình huống không thể dự báo trước xảy ra dẫn đến việc không thể tổ chức thi đấu được thì sẽ quyết định hoãn cuộc thi đấu và chọn thời điểm khác để tổ chức thi đấu lại. .
- Lắng nghe các ý kiến khiếu nại và giải quyết bất kỳ một trường hợp khiếu nại nào phát sinh.
- Quyết định loại thuyền trong những trường hợp không tuân theo đúng quy định của luật thi đấu dựa trên những quy định của Luật đua thuyền truyền thống của Liên đoàn canoe thế giới
- Trước bất kỳ một quyết định nào cho rằng có sự vi phạm luật trong khi thi đấu thì ban tổ chức phải tham khảo ý kiến của trọng tài đường đua của thuyền bị cho là vi phạm. Ban tổ chức cũng cần tham khảo thêm ý kiến của các trọng tài đường đua khác nếu điều đó là cần thiết để làm rõ hành vi vi phạm.
- Ban tổ chúc cũng có thể áp dụng biện pháp phạt theo luật của Liên đoàn canoe thế giới như là yêu cầu loại không cho thi dâu trong một khoảng thời gian dài.
Điều 17: Trách nhiệm của trọng tài
- Tổng trọng tài đồng thời là trưởng ban tổ chức, là người quyết định mọi vấn đề phát sinh trong quá trình khiếu nại mà không quy định trong luật này. Tổng trọng tài là người chỉ định các vị trí tổ trưởng các tổ trọng tài.
- Trọng tài kỹ thuật chịu trách nhiệm về các thiết bị điện tử kỹ thuật hoàn chỉnh của đường đua (hệ thống xuất phát tự động, máy ảnh, hệ thống bấm giờ, bảng điểm, thiết bị âm thanh bộ đàm, thuyền dọn đường trước và trong khi thi đấu, thuyền kiểm tra … )
- Người điều hành thi đấu điều khiển các cuộc thi đấu và có trách nhiệm đảm bảo rằng chương trình thi đấu được thực hiện trôi chảy mà không bị bất kỳ một lý do cản trở không cần thiết. Họ sẽ thông báo cho các trọng tài có liên quan đúng giờ trước khi một cuộc đua mới bắt đầu. Họ cũng là người phải giải quyết các vấn đề về cơ sở vật chất của cuộc thi đấu (như là chương trình thi dấu, kết quả vẽ hình, các tài liệu về kỹ thuật, kiểm tra thuyền, in tài liệu, khiếu nại. . .). Họ sẽ có trách nhiệm bảo đảm rằng các thông tin về cuộc đua do trong tài phát thanh là chính xác như thứ tự xuất phát, tên của bất kỳ VĐV nào xuất phát sai và kết quả thi đấu.
- Trọng tài thuyền là người kiểm tra các vận động viên ở các thuyền trước khi vào thi đấu và thông báo các đường bơi. Họ có trách nhiệm đảm bảo rằng các đội đã được hướng dần xuống thuyền như giờ quy định trong chương trình thi đấu chính thức các ngày đã phát cho các lãnh đội.
- Trọng tài xuất phát quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xuất phát của các cuộc thi đấu và phải chịu trách nhiệm đối với những quyết định của mình khi có xuất phát phạm quy. Quyết định của họ là quyết định cuối cùng. Họ sẽ ra hiệu lệnh xuất phát bằng tiếng Anh. Họ sẽ kiểm tra các thiết bị xuất phát xem có hoạt đồng tốt không. Sau khi chuyển tín hiệu là mọi thứ đã sẵn sàng tới ban tổ chức, họ sẽ yêu cầu các vận động viên vào vị trí và cho xuất phát theo các quy định của luật
- Trọng tài gióng hàng sẽ đưa thuyền tới vạch xuất phát một cách nhanh nhất, để kiểm tra quần áo của các vận động viên và số của các thuyền thi đấu. Khi tất cả các thuyền đã được gióng hàng họ sẽ thông báo cho trọng tài xuất phát bằng cách giơ một lá cờ trắng. Họ sẽ liên lạc và giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Trọng tài đường đua giám sát việc thực hiện luật trong suốt cuộc thi đấu. Nếu thấy có sự vi phạm Luật thì trọng tài đường đua sẽ ngay lập tức báo cáo sự vi phạm đó cho ban tổ chức.
Nếu trọng tài đường đua cần phải báo cáo một sự phạm luật họ sẽ giơ một lá cờ đỏ sau khi kết thúc cự ly và sẽ phải gửi ngay biên bản phạm quy trước khi cự ly thi đấu tiếp theo bắt đầu. Trong trường hợp như vậy ban tổ chức phải có ngay quyết định loại thuyền đó trước khi kết quả của cự ly đó được thông báo.
Nếu không có gì vi phạm luật thì trọng tài sẽ giơ cờ trắng.
ở các cự ly 500m và 1.000m trọng tài đường đua sẽ đi theo các thuyền bằng xuồng máy.
Trong trường hợp có chướng ngại vật trọng tài đường đua cần phải dừng các thuyền thi đấu và vẫy cờ đỏ hoặc phát tín hiệu bằng âm thanh cho tới khi tất cả các thuyền đều dừng chèo. Sau khi dừng các thuyền lại trở lại vạch xuất phát. Trọng tài đường đua cần báo cáo ngay lập tức với ban tổ chức về sự cố đó.
- Các trọng tài quay vòng: trong một cự ly thi đấu có rất nhiều điểm quay vòng chính vì vậy cần có nhiều trọng tài quay vòng, tại mỗi điểm quay vòng cần có một hay nhiều trọng tài và có một trọng tài ghi thành tích, họ sẽ đứng ở nơi dể quan sát việc quay vòng nhất.
Trọng tài quay vòng sẽ quan sát các thuyền quay vòng có đúng luật không còn trọng tài ghi thành tích sẽ đánh dấu danh sách của các đội đã qua điển quay vòng.
Khi kết thúc cự ly thi đấu trọng tài quay vòng cần báo cáo ngay cho ban tổ chức những thuyền nào đã quay vòng xong và đội nào phạm quy khi quay vòng.
- Trọng tài đích sẽ quyết định thứ tự về đích của các đội. Các trọng tài này sẽ được ngồi ở vị trí dễ quan sát nhất thứ tự về đích của các đường bơi.
Nếu có sự thông thống nhất quan điểm về thứ tự về đích của hai hay nhiều thuyền mà không có camera đích thì sẽ quyết định theo đa số. . Trong trường hợp bằng nhau về số phiếu thì phiếu của tổ trưởng tổ trọng tài đích là phích quyết định. Khi có thiết bị xác định đích thì kết quả sẽ được quyết định dựa trên việc so sánh kết quả giữa các trọng tài đích với thiết bị xác định đích và việc quyết định chủ yếu là bằng camera đích. Các thiết bị quay phim không thể được thay thế cho camera hoặc thiết bị xác định đích chuyên dụng.
Trọng tài bấn giờ có trách nhiệm ghi lại thời gian của các thuyền. Việc này được thực hiện nhờ các thiết bị bấm giờ bằng tay hoặc thiết bị điện lử phù hợp. Nhiệm vụ của tổ trường tổ bấm giờ là phải đảm bảo các thiết bị bấm giờ hoạt động tốt. Tổ trưởng này sẽ phân công nhiệm vụ cho các trọng tài trong tổ.
Khi cự ly thi đấu kết thúc tổ trưởng có trách nhiệm so sánh thời gian chính thức của các thuyền với các trọng tài khác sau đó thông báo kết quả đó cho người điều hành thi dấu.
Các trọng tài bấm giờ cũng có thể là trọng tài đích.
- Trọng tài kiểm tra thuyền sẽ hỗ trợ trọng tài kỹ thuật kiểm tra các thuyền trước khi cự ly thi đấu bắt đầu. Nếu có bất kỳ thuyền nào không tuân thử nghiêm túc các quy định về thuyền của Liên đoàn canoe thế giới thì sẽ bị loại khỏi cuộc thi. Họ là người chịu trách nhiệm đảm bảo các thuyền đều đủ điều kiện để thi đấu và thực hiện việc kiểm tra thuyền và chèo trong suốt cuộc thi đấu
- Trọng tài phát thanh làm việc dưới sự điều hành của người điều hành thi đấu để thông báo việc xuất phát của các cự ly, thứ tự xuất phát và vị trí của các vận động viên trong quá trình thi đấu. Sau khi kết thúc cự ly họ sẽ thông báo kết thi đấu.
- Nhân viên kỹ thuật phải cung cấp các thông tin cần thiết cho đại diện của các phương tiện thông tin về các cự ly thi đấu và tiến trình của chúng. Vì vậy họ có quyền yêu cầu các bộ phận có liên quan khác cung cấp kết quả thi đấu chính thức và các thông tin cần thiết khác cho họ càng sớm càng tốt.
- Nhân viên y tế sẽ thực hiện việc kiểm tra doping trong suốt các cuộc thi đấu và chịu trách nhiệm về các vấn đề y tế xảy ra trong giải.
Trong các kỳ thế vận hội và các giải vô địch thế giới các trọng tài phải là các trọng tài đua thuyền truyền thống của Liên đoàn canoe thế giới và có thẻ trọng tài đua thuyền truyền thống quốc tế.
Điều 18: Thư mời (GR)
18.l Một thư mời tham gia thi đấu quốc tế sẽ bao gồm các thông tin sau:
a. Thời gian và địa điểm của cuộc thi đấu.
b. Vị trí và kế hoạch của cuộc đua
c. Các loại thuyền, cự ly và khoảng cách
d. Trình tự về thời gian xuất phát của các cự ly.
e. Độ sâu tối thiểu của nước
f. Địa chỉ gửi đăng ký thi đấu và địa chỉ thư điện tử để liên lạc
g. Hạn cuối cùng nhận đăng ký thi đấu
h. Các thông tin về điều kiện ăn, ở và giá cả chi tiết
i. Thông tin về lệ phí thi dấu.
18.2 Thư mời phải được gửi chậm nhất là 2 tháng trước khi thi đấu
Điều 19: Đăng ký thi đấu
19.1 Các bản đăng ký thi đấu cho một cuộc thi đấu quốc tế chỉ được chấp nhận khi đã được sự đồng ý của liên đoàn quốc gia trên cơ sở tuân thủ các quy định trong thư mời.
Một bản đăng ký thi đấu phải có đầy đủ các nội dung sau:
- Tên của câu lạc bộ hoặc liên đoàn quốc gia mà mình là thành viên
- Loại thuyền, các cự ly, và khoảng cách mà đội đăng ký thi đấu.
- Họ và tên đầy đủ của mỗi vận động viên cùng với ngày tháng năm sinh, nơi sinh và quốc tịch.
19.2 Trong bản đăng ký cho các giải vô địch trẻ ngoài việc điền đầy đủ các thông tin như trên trong bản đăng ký thi đấu còn cần phải ghi rõ lãnh đội người sẽ phải nộp những tài liệu như là hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân hoặc các giấy tờ tương tự cùng với ảnh để chứng minh tuổi của vận động viên.
19.3 Tất cả các bản đăng ký phải được lập thành văn bản.
19.4 Các bản đãng ký muộn sẽ không được chấp nhận.
19.5 Khi gửi đăng ký thi đấu các liên đoàn phải thông báo màu trang phục vận động viên mình sẽ mặc và màu đó không được thay đổi trong suốt thời gian thi đấu.
Điều 20: Tiếp nhận đăng ký thi đấu và chương trình (GR)
20.1 Sau khi nhận được bản đăng ký thi đấu trong vòng 48 giờ ban tổ chức có trách nhiệm phải trả lời người đăng ký.
20.2 Bản đăng ký thi đấu chỉ có giá trị khi ban tổ chức đã nhận được lệ phí thi đấu trước khi hết hạn.
20.3 Trước khi thi đấu cự ly đầu tiên ít nhất là 24 giờ chương trình thi đấu sẽ được phát tại địa điểm thi đấu trong đó bao gồm tên của các vận động viên, thời gian xuất phát, thứ tự xuất phát, lịch thi đấu và hệ thống chia thuyền.
20.4 Trước khi thi đấu cự ly đầu tiên ít nhất là 12 giờ thì phải tổ chức cuộc họp lãnh đội. Ban tổ chức sẽ giới thiệu đường đua và tất cả các kế hoạch khác mà có liên quan chặt chẽ tới suốt quá trình thi đấu. Tổng trọng tài sẽ giới thiệu chương trình thi đấu và hỏi các đoàn có thay đổi vì trong bản đăng ký thi đấu không.
20.5 Sau cuộc họp lãnh đội thì không được phép thay đổi bản đăng ký thi đấu bao gồm tên các vận động viên kể cả những người dự bị.
Điều 21: Thay đổi đăng ký thi đấu (TR)
21.1 Vị trí của các vận động viên trên thuyền có thể được lấy từ bản đăng ký thi đấu cuối cùng.
21.2 Trong cuộc họp lãnh đội được phép xin rút cự ly thi đấu nhưng không được phép đăng ký cự ly thi đầu mới cho đội đã xin bỏ thi đấu. Lệ phí thi đấu đã nộp cho đội xin bỏ thi không được trả lại .
Điều 22: Thay đổi trình tự thi đấu của các cự ly (TR)
22.1 Trình tự của các cự ly thi đấu đã được ghi trong thư mời và khoảng cách giữa các cự ly thi đấu đã được ghi trong chương trình thi đấu là bắt buộc đối với ban tổ chức. Trong các cuộc thi đấu quốc tế chương trình này không thể thay đổi trừ tổng trọng tài, sau đó ban tổ chức và các trưởng đoàn hoặc đại diện của các quốc gia tham gia thi dấu có thể thoả thuận lại.
22.2 Việc thay đổi trình tự thi đấu trong các kỳ thế vận hội hoặc các giải vô địch thế giới dựa trên quyết định của ban trọng tài thuộc liên đoàn canoe thế giới.
Điều 23: Đường đua/Lắp đặt các thiết bị thi đấu (TR)
23.1 Đường đua:
- Đối với các cự ly 1.000m đường đua phải thẳng và theo một hướng
- Độ sâu của nước ở toàn bộ đường đua ít nhất là 2m
- Độ rộng (của đường đua tối thiểu là 9m và tối đa là 13,5m
- Cần có 6 đường đua
- Hai bên ngoài đường đua cần có diện tích mặt nước rộng tối thiểu 10m.
23.2 Đường đua cần được đánh dấu bằng các đường phao dễ nhìn. Các điểm đánh dấu bằng bóng hoặc phao. . . không được đặt cách xa quá 50m. Điểm đánh dấu cuối cùng cần được đặt sau đường đích 1m và được đánh dấu đặc biệt bằng một lá cờ hoặc một phao lớn. Cả vạch xuất phát và vạch đích cần được đánh dấu bằng cờ đỏ ở 2 bên.
23.3 ở các cự ly 200, 500 và 1.000m các đường bơi sẽ được đánh dấu bằng các phao nổi. Khoảng cách giữa các phao sẽ không quá 25m dọc theo toàn bộ đường bơi.
23.4 Những phao cuối cùng cần được đánh dấu từ số 1 đến số 6 tính từ trái sang phải khi nhìn theo hướng của cuộc thi, các phao được đánh số sao cho dễ nhìn nhất đối với trạm đích. Phao đánh số phải được đặt phía bên tay phải của vận động viên khi họ đi qua và cũng phải đặt ở vị trí cho họ dễ nhìn nhất. Các phao nên được đặt không được gần phía sau vạch đích quá 1m và xa quá 2m.
23.5 Vạch đích và vạch xuất phát cần được đặt vuông góc 90o với các đường bơi .
23.6 Liên đoàn quốc gia tổ chức thi đấu cần chú ý rằng phải lắp đặt các nhà tạm cho các đội và các cổ động viên của họ.
23.7 Đường đua và các thiết bị được lắp đặt cần phải được tổng trọng tài hoặc đại diện được chỉ định của uỷ ban thuyền truyền thống - liên đoàn canoe thế giới và thành viên của uỷ ban thi đấu thuyền truyền thống kiểm tra trước khi thi đấu ít nhất là hai ngày.
23.8 Các thuyền vào vị trí xuất phát cần có các phao xuất phát được giữ bởi các trợ lý thuyền hoặc có thể thay thế người giữ bằng cách buộc thuyền bằng các dây thừng nhỏ dễ đứt khi xuất phát.
Điều 24: Quy định đề an toàn
24.1 Trong suốt các cuộc thi đấu luôn luôn phải có bốn thuyền cứu hộ với các cứu hộ viên chuyên nghiệp.
24.2 Đường vào và đường ra trên lối đi men cầu cần phải được đánh dấu dễ nhìn để trong trường hợp có nguy hiểm có thể thoát ra được.
24.3 Trong quá trình thi đấu tối thiểu phải có một bác sỹ với dầy đủ các phương tiện cấp cứu và một xe cứu thương luôn túc trực và một đội nhân viên cứu hộ luôn theo dõi các vận động viên tham gia thi đấu.
24.4 Trong khi thi đấu luôn phải có một trạm cấp cứu thường trực và cố định
24.5 Các lãnh đội phải cam đoan rằng đã chuyển các bản chỉ dẫn an toàn mà mình đã nhận được trong cuộc họp lãnh đội cho các thành viên của đội mình và luôn luôn phải quan tâm theo dõi đến họ.
24.6 Các vận động viên phải có trách nhiệm tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân để có đủ sức khoẻ tham gia thi đấu.
24.7 Các vận động viên chưa đủ 18 tuổi tham gia thi đấu phải nộp bản thoả thuận đồng ý cho tham gia thi đấu của người bảo hộ hợp Pháp và một giấy khám sức khoẻ. Người trưởng đoàn phải chịu trách nhiệm về các loại giấy tờ đó.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU LỆ THI ĐẤU
Điều 25: Định nghĩa về lực đẩy
25.1 Thuyền rồng sẽ chỉ được đẩy bằng các mái chèo đơn
25.2 Các mái chèo này không được gắn cố định vào thuyền trừ phần bánh lái ở đuôi thuyền.
25.3 Các mái chèo cần được đặt ở vị trí ngồi.
Điều 26: Giai đoạn xuống thuyền
26.1 Sau khi trưởng trọng tài chỉ huy thuyền gọi tên và trước giờ xuất phát chính thức 20 phút các đội cần có mặt đầy đủ.
26.2 Sau khi trọng tài thuyền gọi tên các đội sẽ đứng chuẩn bị xuống thuyền theo sự chỉ đạo của trưởng trọng tài thuyền.
26.3 Các đội cần phải mặc đầy đủ trang phục thi đấu theo quy định.
Điều 27: Giai đoạn xuất phát
27.1 Giai đoạn xuất phát bao gồm cả việc gióng hàng cho các thuyền tại vạch xuất phát và xác định thứ tự xuất phát của các đội.
27.2 Mỗi đội cần phải đến trước ít nhất là 5 phút trước giờ xuất phát để có thể nghe và nhìn hiệu lệnh xuất phát rõ nhất đồng thời để được hướng dẫn mang thuyền tới vị trí xuất phát.
27.3 Để trọng tài xuất phát nhận thấy sự có mặt của mình các đội cần phải thu hút sự chú ý của họ bằng cách người lái thuyền giơ tay lên.
27.4 Tất cả các đội cần phải tuân theo sự hướng dẫn của trọng tài xuất phát.
27.5 Các đội không được làm trì hoãn giờ xuất phát. Trong những trường hợp khác họ sẽ bị cảnh cáo và sau đó sẽ bị trọng tài xuất phát loại.
27.6 Hiệu lệnh xuất phát sẽ như sau "Are you ready, Attention, Go" (Sẵn sàng, chú ý, xuất phát). Có thể thay thế hiệu lệnh xuất phát mồm bằng súng hoặc còi .
27.7 Nếu vì lý do kỹ thuật mà một đội nào đó chưa thể xuất phát thì sau khi trọng tài xuất phát hô sẵn sàng - "Are you ready" người đánh trống cần phải ra dấu hiệu với trọng tài bằng cách vẫy cả hai tay kèm theo dùi trống. Sau đó trọng tài sẽ quyết định về việc hoãn xuất phát. Nếu sau khi trọng tài đã chuyển sang hô chú ý - "Attention " thì việc giơ tay ra hiệu sẽ không còn giá trì nữa.
27.8 Nếu có thuyền nào xuất phát trước khi kết thúc hiệu lệnh xuất thì sẽ bị coi là xuất phát phạm quy. Trong trường hợp đó cuộc đua sẽ được dừng và xuất phát lại.
27.9 Nếu việc xuất phát của một cự ly bị dừng lại thì phải có một vài dấu hiệu về âm thanh. Thêm vào đó các thuyền của trọng tài sẽ phải đi qua đường đua khi tất cả các thuyền đã dừng.
27.10 Trong trường hợp dừng xuất phát các đội ngay lập tức phải chèo về nơi xuất phát và chuẩn bị gióng hàng để xuất phát lại.
27.11 Trong một cự ly thi đấu nếu một đội xuất phát phạm quy hai lần thì sẽ bị loại khỏi cuộc đua.
27.12 Trọng tài xuất phát có thể báo hiệu có thể xuất phát được bằng cách giơ một lá cờ trắng.
27.13 Hai mái chèo thay thế có thể được mang lên thuyền và thay thế trong khi thi đấu.
27.14 Trước giờ thi đấu người lái thuyền có trách nhiệm kiểm tra đuôi thuyền ở khu vực thuyền. Nếu có sự cố với chúng thì cần báo cáo ngay cho chỉ huy thuyền.
Điều 28: Giai đoạn thi đấu (TR)
28.1 Giai đoạn thì đấu bao gồm việc đi từ vạch xuất phát tới vạch đích
28.2 Các trọng tài đường đua chỉ đạo các thuyền thi đấu.
28.3 ở mỗi cự ly thi đấu ít nhất phải có 2 trọng tài đường đua.
28.4 Các đội cần phải đi đúng đường bơi. Các đội sẽ được nhắc di đúng đường 2 lần và sau đó nếu thuyền nào đi chệch đường nhiều sẽ bị cảnh cáo lần cuối. Nếu sau lần cảnh cáo cuối cùng đội nào không đi đúng đường thì sau khi nhận được văn bản của trọng tài đường đua ban tổ chức sẽ loại thuyền đó.
28.5 Khi thi đấu bam tổ chức sẽ giải quyết các khiếu nại giữa hai hay nhiều thuyền về việc không có giấy chứng nhận của một hay vài đội bị loại.
Trong trường hợp đó các cuộc đua đều phải dừng lại cho tới khi không còn có thiệt hại cho các vận động viên.
28.6 Các thuyền cần về đích tại đúng đường bơi mà thuyền đó đã xuất phát.
Điều 29: Gián đoạt (TR)
29.1 Các trọng tài đường đua có quyền ngừng việc xuất phát hợp lệ của một cự ly nếu có trở ngại ngoài dự kiến xảy ra. Trong trường hợp như thế trọng tài đường đua có thể cho dừng thi đấu bằng cách giơ cờ đỏ và phát các tín hiệu âm thanh. Ngay lập tức các vận động viên phải ngừng chèo và tuân theo các chỉ dẫn tiếp theo.
29.2 Ban tổ chức sẽ quyết định thời gian xuất phát của cự ly mới.
Điều 30: Giai đoạn về đích (TR)
30.1 Một thuyền đã kết thúc cự ly thi đấu khi đầu mũi thuyền đã chạm vào vạch đích cùng toàn các vận động viên của đội có mặt trên thuyền.
30.2 Trưởng trọng tài đích sẽ xác nhận thứ tự về đích.
30.3 Khi một thuyền đã đi qua vạch đích sẽ được xác định bằng một tín hiệu âm thanh. Cự ly thi đấu hợp lệ sẽ được trọng tài đường đua xác nhận bằng cách giơ một lá cờ trắng. Cự ly thi đấu không hợp lệ sẽ được thông báo bằng lá cờ đỏ.
30.4 Ở Chung kết nếu có 2 hoặc nhiều thuyền cùng về đích một lúc thì họ sẽ được đồng trao huy chương. Trong trường hợp đấu loại sẽ quyết định ưu tiên đường bơi ở các cự ly thi đấu vòng sau và sẽ áp dụng theo những quy định sau:
30.5 Ở vòng sau nếu đã có đủ các đường bơi thì sẽ quyết định thứ tự ưu tiên cho những thuyền cùng về đích ở đấu loại. Nếu có thể thì sẽ ưu tiên đường bơi ngoài.
30.6 Nếu không có đủ các đường bơi thì sẽ tổ chức thêm một lần thi đấu cho các thuyền cùng về đích một lúc khi đấu loại.
30.7 Trong trường hợp đấu loại vớt thì gắp thăm xác định kết quả.
30.8 Lối đi của các vận động viên đã kết thúc cự ly thi đấu được đặt ở khu vực để thuyền.
Điều 31: Hỗ trợ từ bên ngoài (TR)
31.1 Trong khi thi đấu cấm bất kỳ một hành vi hỗ trợ nào từ bên ngoài. Nếu đội nào có hỗ trợ từ bên ngoài thì đội đó sẽ bị loại.
31.2 Trong khi các vận động viên đang thi đấu không ai được phép chỉ đạo tốc độ từ bên ngoài thuyền. Nếu có sự chỉ đạo thì thuyền đó sẽ bị loại. Việc sử dụng những thiết bị khuyếch đại điện từ trên bờ cũng bị coi là chỉ đạo tốc độ ví dụ như megaphone. Thêm vào đó sự liên lạc bằng radio cũng không được phép. Chỉ được phép sử dụng hệ thống liên lạc nội bộ trên thuyền.
Điều 32: Cảnh cáo (TR)
32.1 Các biên bản cảnh cáo có giá trị đối với cự ly thi đấu đã kết thúc nhưng chỉ áp dụng đối tới những trường hợp đã bị cảnh cáo trong quá trình thi đấu.
32.2 Cảnh cáo áp dụng trong những trường hợp sau:
- Các đội có mặt tại nơi xuất phát quá muộn
- Các đội rời khỏi đường bơi trong khi thi đấu
- Các đội không tuân theo sự chỉ dẫn của các trọng tài
- Các đội xuất phát phạm quy
- Các đội không cư xử đúng mực và các hành vi vi thể thao.
- Các đội không ở đúng đường bơi sau 2 lần bị nhắc nhở.
- Các đội không đạt được khoảng cách tối thiểu giũa 2 thuyền.
32.3 Một đội mà bị cảnh cáo lần thứ hai trong cùng một cự ly thi đấu thì sẽ bị loại.
Điều 33: Các trường hợp bị loại (GR)
Bất kỳ vận động viên hoặc đội nào chiến thắng bằng các hành vi gian dối, hoặc không tuân theo điều lệ thi đấu hoặc coi thường điều lệ thi đấu thì sẽ bị loại ra khỏi giải.
Nếu một vận động viên hay một đội đã kết thúc cự ly thi đấu nhưng bị phát hiện là không tuân theo các quy định của Liên đoàn canoe thế giới thì vận động viên hoặc đội đó sẽ bị loại.
Nghiêm cấm nhận sự hỗ trợ từ bên ngoài thuyền trong thi đấu.
Không đội nào được phép đi kề theo thuyền trên đường đua bằng một chiếc thuyền khác.
Không đội nào được nhận sự giúp đỡ bằng cách ném các đồ vật vào đường đua. Bất kỳ một hành động nào như trên xảy ra thì những vận động viên có liên quan sẽ bị loại .
Ban tổ chức có thể kỷ luật bất kỳ vận động viên, đội hoặc trọng tài nào gây tổn hại về thứ tự về đích và trật tự của cuộc thi.
Ban tổ chứa có thể giải quyết các trường hợp này bằng cách loại các vận động viên hoặc đội này.
Tất cả các trường hợp bị loại ngay sau đó sẽ được ban tổ chức lập thành văn bản và ghi rõ lý do. Trưởng đoàn phải xác nhận là đã nhận được bản photo đúng thời gian và tính từ thời điểm đó là thời gian khiếu nại.
Trong trường hợp loại một vận động viên vì đã sử dụng doping thì cả đội đã hoàn thành cự ly thi đấu đó cũng sẽ bị loại.
Điều 34: Khiếu nại ( RG)
34.1 Bản khiếu nại và một đội tham gia thi đấu sẽ được chuyển tới một thành viên của ban tổ chức ít nhất là 1 giờ trước khi cự ly thi đấu đó bắt đầu.
34.2 Một bản khiếu nại được chấp nhận muộn nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày cự ly thi đấu đó được tổ chức nếu các quan chức của hiệp hội đã làm bản khiếu nại chứng minh được mình đã phát hiện ra việc được khiếu nại khi đã quá 1 giờ quy định trước khi cự ly đó xuất phát. Bản khiếu nại muộn đó sẽ được gửi tới ban lãnh đạo của liên đoàn canoe thế giới kèm theo lệ phí được quy định như phần dưới.
34.3 Bản khiếu nại được làm khi đang thi đấu sẽ được gửi tới ban tổ chức không quá 20 phút sau khi công bố kết quả không chính thức hoặc sau khi trưởng đoàn đã được thông báo về quyết định khiếu nại vận động viên hoặc đội của mình và đã ký vào giấy biên nhận
34.4 Tất cả các khiếu nại đều phải lập thành văn bản và nộp kèm lệ phí 25 USD (hoặc số tiền tương đương bằng tiền của nước sở tại). Số tiền đó sẽ được trả lại nếu khiếu nại đúng.
34.5 Khi một bản khiếu nại hoặc một bản báo cáo được lập để khiếu nại một vận động viên hoặc một đội thì lãnh đội của vận động viên hoặc đội có liên quan đó được đọc bản khiếu nại hoặc báo cáo đó.
Điều 35: Khiếu nại lần hai
35.l Các vận động viên có quyền khiếu nại lại quyết định của ban tổ chức và gửi tới Liên đoàn canoe thế giới thông quan liên đoàn quốc gia của họ trong vòng 30 ngày kể từ ngày cự ly đó được tổ chức.
35.2 Khiếu nại lần 2 gửi cho ban tổ chức kèm theo 25 USD, tiền khiếu nại này sẽ được trả lại nếu khiếu nại đúng. Ban lãnh đạo của Liên đoàn canoe thế giới sẽ thông báo quyết định cuối cùng.
CHƯƠNG IV
CÁC QUY ĐỊNH RIÊNG BIỆT CHO CÁC GIẢI VÔ ĐỊCII THẾ GIỚI
Điều 36: Sự chuẩn bị
36.1 Các giải vô địch thế giới có thể được các liên đoàn thành viên của liên đoàn canoe thế giới tổ chức. Liên đoàn này cần phải ký một bản hợp đồng sẽ tuân thủ các điều khoản quy định về việc tổ chức giải vô địch thế giới với Liên đoàn canoe thế giới. Liên đoàn quốc gia cần phải thành lập một ban tổ chức và đảm bảo rằng Liên đoàn quốc gia có thể điều hành được ban tổ chức này.
36.2 Giải vô địch thế giới có thể được tổ chức hai năm một lần với sự cho phép của ban chấp hành liên đoàn canoe thế giới, địa điểm và thời gian được quyết định theo luật thi đấu môn đua thuyền truyền thống của Liên đoàn canoe thế giới. Giải vô địch thế giới chỉ cho phép các liên đoàn là thành viên của Liên đoàn canoe thế giới tham dự.
36.3 Các cự ly thi đấu sẽ được tổ chức liên tiếp trong bốn ngày và mỗi quốc gia được cử mỗi cự ly một thuyền.
36.4 Một giải vô địch thế giới chỉ được tổ chức khi có ít nhất sáu nước tham dự ở mỗi cự ly và phải có ít nhất đại diện của ba châu lục tham gia thi đấu. Nếu trong quá trình thì đấu có một số liên đoàn bị loại hoặc không kết thúc thi đấu thì không ảnh hưởng đến giải .
Điều 37: Các cự ly thi đấu
Các giải vô địch thế giới sẽ được tổ chức ở các cự ly 200m, 250m, 500m và 1.000m như sau:
Nam Nữ Kết hợp
Trẻ 15 - 18t Trẻ 15 - l8t Trẻ 15 - 18t
Vô địch Vô địch Vô địch
Cao tuổi trên 40 Cao tuổi trên 40 Cao tuổi trên 40
Điều 38: Thư mời, đăng ký thi dấu, và chương trình
38.1 Các thư mời tham dự giải vô địch thế giới sẽ được Liên đoàn quốc gia tổ chức giải gửi và được làm dựa trên các quy định và Điều luật của Liên đoàn canoe thế giới. Thư mời phải được gửi trước ngày thi đấu ít nhất là sáu tháng.
38.2 Các bản đăng ký thi đấu sơ bộ của các liên đoàn quốc gia sẽ đăng ký số lượng vận động viên và phải được gửi tới ban tổ chức ít nhất trước khi thi đấu ba tháng. Số thành viên trong đội cũng được ghi trong bản đăng ký thi đấu.
38.3 Đăng ký thi đấu chính thức phải ghi rõ tên của vận động viên ở mỗi cự ly và phải được gửi tới ban tổ chức trước ngày thi dấu ít nhất một tháng.
38.4 Việc thay người chỉ được chấp nhận trước ngày thi đấu hai tuần . Nếu đến khi thi đấu mà vận động viên mới bỏ thi thì vận động viên này nếu không được ban tổ chức xác nhận là có lý do chính đáng thì sẽ bị loại khỏi các cự ly thi đấu tiếp theo.
38.5 Các bản đăng ký thi đấu quá hạn mới gửi sẽ không được chấp nhận.
38.6 Chương trình thi đấu sẽ ghi thời gian xuất phát của các cự ly và tên các vận động viên trong mỗi cự ly và được gửi tới các liên đoàn tham dự muộn nhất là một tháng trước ngày thi đấu.
38.7 Chương trình thi đấu sẽ được công bố trước ngày thi đấu ít nhất ba ngày bao gồm các thông tin chi tiết sau:
a. Thời gian xuất phát của mỗi cự ly
b. Tên của các đội ở các cự ly
38.8 Giải vô địch thế giới sẽ được tổ chức dưới sự điều hành của tổng trọng tài do ban lãnh đạo Liên đoàn canoe thế giới chỉ định cùng với các trọng tài theo quy định.
Điều 39: Trọng tài
39.1 Trong các giải vô địch thế giới quyền quyết định cuối cùng là hội đồng trọng tài. Hội đồng này bao gồm năm người trong đó có một thành viên của liên đoàn quốc gia tổ chức giải. Những người còn lại do ban lãnh đạo của Liên đoàn canoe thế giới chỉ định.
Một trong năm người này phải là chủ tịch hoặc thành viên của Liên đoàn canoe thế giới và sẽ là chủ tịch hội đồng. Dưới quyền của hội đồng này là tổng trọng tài và các trọng tài khác và phải được sự phê chuẩn của ban lãnh đạo uỷ ban thi đấu thuyền truyền thống.
Uỷ ban thi đấu sẽ có 3 người ở hội đồng trọng tài quốc tế. Họ sẽ là người của các liên đoàn quốc gia khác nhau. Một người sẽ là tổng trọng tài (là Chủ tịch của uỷ ban thi đấu thuyền truyền thống hoặc phó chủ tịch) một người là phó tổng trọng tài (là người của uỷ ban thi đấu), người điều hành thi đấu (là người của liên đoàn quốc gia tổ chức giải).
Số lượng tối đa của các trọng tài (không kể hội đồng trọng tài và uỷ ban thi đấu) để tổ chức giải vô địch thế giới sẽ bao gồm:
- Trọng tài kỹ thuật: 1
- Trọng tài xuất phát: 3
- Trọng tài thuyền: 3
- Trọng tài gióng hàng: 2
- Trọng tài đường đua: 4
- Trọng tài đích: 3
- Trọng tài kiểm tra thuyền: 2
- Nhân viên kỹ thuật: 1
- Nhân viên y tế : 1
Điều 40: Khiếu nại
Bản khiếu nại cần phải được gửi tới ban tổ chức trong vòng 20 phút sau khi công bố kết quả thi dấu chưa chính thức.
Tổng trọng tài cần phải thông báo ngay lập tức cho các cá nhân hoặc đội có liên quan trong bản khiếu nại. Sau 20 phút tổng trọng tài sẽ cân nhắc và xem xét khiếu nại. Quyết định của uỷ ban thi dấu về bản khiếu nại cần được lập thành văn bản không quá 10 phút sau khi xem xét và đưa ra dẫn chứng để kết luận. Bản quyết định này sẽ được ông chủ tịch của uỷ ban thi đấu giao cho các lãnh đội. Các lãnh đội cần phải ký vào bản ký nhận và ghi lại thời gian trong trường hợp có khiếu nại lần hai.
Các khiếu nai phải được lập thành văn bản và gửi kèm 25 USD lệ phí (hoặc số tiền tương đương bằng tiền của quốc gia tổ chức giải). Số tiền lệ phí này sẽ được trả lại nếu khiếu nại đúng.
Khi một bản khiếu nại hoặc báo cáo có liên quan đến vận động viên hoặc đội nào thì lảnh đội của vận động viên hoặc đội đó sẽ được đọc bản khiếu nại hoặc báo cáo đó.
Điều 41: Khiếu nại lần hai
Bản khiếu nại quyết định của uỷ ban thi dấu sẽ được gửi cho chủ tịch hội đồng trọng tài bằng văn bản và kèm theo 25 USD tiền lệ phí (hoặc số tiền tương đương bằng tiền của quốc gia tổ chức giải). Khiếu nại phải được gửi trực tiếp cho chủ tịch hội đồng trọng lài không quá 20 phút sau khi lãnh đội được thông báo bằng văn bản về quyết định khiếu nại vận động viên hoặc đội và ký vào bản biên nhận. Lệ phí sẽ được trả lại nếu khiếu nại đúng. Quyết định của hội đồng trọng tài là quyết định cuối cùng.
Điều 42: Giải thưởng
42.1 Huy chương của giải vô địch sẽ được trao theo nghi thức của Liên đoàn canoe thế giới.
42.2 Huy chương của giải vô địch sẽ bao gồm các loại vàng, bạc, đồng và sẽ được Liên đoàn canoe thế giới cung cấp với chi phí của liên đoàn tổ chức.
Điều 43: Doping và ma tuý
Cấm hoàn toàn việc sử dụng Doping mà đã được định nghĩa trong phong trào Olympic chống doping. Việc kiểm tra doping sẽ được thực hiện theo các quy định kiểm tra doping của uỷ ban y tế thuộc Liên đoàn đua thuyền thế giới.
Điều 44: Kết quả thi đấu và báo cáo
Các kết quả thgi đấu của các giải vô địch sẽ được liên đoàn quốc gia tổ chức gửi tới tổng thư ký liên đoàn đua thuyền canoe thế giới và các nước tham dự không quá 30 ngày sau khi kết thúc thi đấu. Liên đoàn tổ chức cũng phải gửi các bản báo cáo về bất kỳ trường hợp khiếu nại nào và các tài liệu liên quan đến giải tới tổng thư ký liên đoàn canoe thế giới.