Bình Thuận: ban hành hướng dẫn lấy phiếu tín nhiệm cán bộ được bổ nhiệm

Đăng ngày: 11/22/2009 12:00:00 AM - Lượt xem 3453

Hướng dẫn trên áp dụng cho việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ phục vụ công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Đồng thời được vận dụng để thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành ủy và đảng ủy trực thuộc.

Đối với nhân sự bổ nhiệm mới, quy trình lấy phiếu tín nhiệm bao gồm các khâu: lãnh đạo cơ quan đánh giá năng lực, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và xu hướng phát triển của các cán bộ được quy hoạch. Trên cơ sở đánh giá, tập thể lãnh đạo cơ quan thảo luận, thống nhất chọn trong danh sách quy hoạch những cán bộ nổi trội, đủ điều kiện bổ nhiệm để giới thiệu với hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm. Danh sách đưa ra lấy phiếu tín nhiệm phải nhiều hơn số lượng cán bộ cần bổ nhiệm.

Đối với nhân sự bổ nhiệm lại, cán bộ, công chức được đề nghị bổ nhiệm lại làm bản kiểm điểm, tự đánh giá ưu, khuyết điểm về năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong 5 năm giữ chức vụ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới. Tập thể lãnh đạo cơ quan đánh giá bằng văn bản về kết quả thực hiện nhiệm vụ, năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong thời gian giữ chức vụ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và xu hướng phát triển của cán bộ. Cấp ủy nơi cư trú có ý kiến về phẩm chất đạo đức, lối sống việc chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương đối với người đề nghị bổ nhiệm lại.

Sau khi làm tốt công tác chuẩn bị sẽ mở hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm cán bộ. Hội nghị tiến hành thảo luận về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng cán bộ giới thiệu lấy phiếu tín nhiệm, có thể giới thiệu thêm ngoài danh sách, những người được giới thiệu nhất thiết phải trong quy hoạch. Chủ trì hội nghị kết luận, làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và chốt danh sách. Nếu có bổ sung nhân sự ngoài danh sách thì chủ trì hội nghị phải báo cáo trước hội nghị nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển của người được bổ sung trước khi ghi phiếu tín nhiệm.

Hội nghị nghiên cứu nhân sự, tiến hành viết phiếu tín nhiệm cán bộ, công chức dự kiến bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý. Người ghi phiếu tín nhiệm có thể đồng ý hoặc không đồng ý về tất cả những người trong danh sách được lấy phiếu tín nhiệm (có thể 1 hoặc nhiều hơn 1 người được đồng ý bổ nhiệm để giữ 1 chức vụ).

Chủ trì hội nghị thông qua nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, trong thời gian giữ chức vụ của người được đề nghị bổ nhiệm lại. Các thành viên dự hội nghị có ý kiến phân tích rõ những mặt mạnh, yếu của người được đề nghị bổ nhiệm lại, những đề nghị, kiến nghị. Chủ trì hội nghị kết luận, làm rõ những vấn đề đã thảo luận. Sau đó tiến hành viết phiếu tín nhiệm cán bộ dự kiến bổ nhiệm lại vào chức danh lãnh đạo, quản lý.

Trên cơ sở tín nhiệm của cán bộ chủ chốt, cán bộ, công chức được đánh giá theo 3 mức: tín nhiệm tốt và khá tín nhiệm trung bình và tín nhiệm thấp.

Sau khi tổng hợp, phân loại kết quả tín nhiệm, tập thể lãnh đạo họp (lần 2) xem xét kết quả giới thiệu cán bộ, cho ý kiến về nhân sự, tập thể lãnh đạo họp (lần 3) thảo luận và biểu quyết bằng phiếu kín nhân sự đề nghị bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại.

Theo cách làm trên ở một số cơ quan, đơn vị tại Bình Thuận trong thời gian qua cho thấy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã giúp cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị đánh giá chính xác hơn về cán bộ, giúp cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cấp có thẩm quyền có cơ sở lựa chọn đúng cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn, để bố trí vào các chức danh lãnh đạo, quản lý.

Theo BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CSVN

Bài viết liên quan

trung tâm thể dục thể thao Bác Hồ và Thể dục Thể thao
(Đăng ngày: 9/17/2009 12:00:00 AM)
Face BSC -Banner phải 1 Quảng cáo - Banner phải 2
Banner phải - phía dưới Mail công vụ Phần mềm QLVB

Liên kết website

Banner phải - phía dưới - UBND BT