Bởi vậy với thực trạng về kiến thức, hiểu biết pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành TDTT, thực trạng công tác giáo dục pháp luật của ngành hiện nay th
ì việc đổi mới nội dung chương trình, đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật là giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức ngành TDTT là một yêu cầu cấp thiết.
Về nội dung, chương tr
ình giáo dục pháp luật
Trong
điều kiện hiện nay, khi nhiều môn thể thao của Việt Nam đang từng bước chuyên nghiệp hóa, xóa bỏ bao cấp, các mối quan hệ phát sinh vừa được điều chỉnh bằng các quy phạm chung trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, nội dung chương trình giáo dục pháp luật cũng phải bảo đảm kiến thức, hiểu biết chung pháp luật về kinh tế, doanh nghiệp, pháp luật về lao động, pháp luật về sở hữu trí tuệ, bản quyền truyền hình... bên cạnh việc nắm vững pháp luật chuyên ngành TDTT. Tìm hiểu pháp luật TDTT nước ngoài và quốc tế cũng là hết sức cần thiết, bởi thời gian qua đã xảy ra những vụ kiện quốc tế như hợp đồng với huấn luyện viên nước ngoài, vận động viên nước ngoài, vi phạm các quy định về thi đấu... cho thấy sự hạn chế về kiến thức, luật pháp quốc tế, gây thiệt hại không nhỏ về vật chất và uy tín đối với ngành TDTT.
Đối với nội dung, chương tr
ình giảng dạy pháp luật trong các trường Đại học TDTT và các cơ sở đạo tạo cán bộ, công chức, viên chức ngành TDTT ở trung ương và địa phương, nội dung pháp luật chung cần liên hệ thực tiễn với việc điểu chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực TDTT, cần tăng thời lượng và nội dung cho pháp luật chuyên ngành, gắn với các nhiệm vụ chính trị của ngành TDTT đã được xác định trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Chiến lược pháp triển TDTT đến năm 2020.
Đối với nội dung trong chương tr
ình, kế hoạch giáo dục pháp luật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục TDTT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài việc phổ biến, giáo dục các văn bản quan trọng, mới ban hành, cần giáo dục theo chuyên đề như: pháp luật về kinh doanh, dịch vụ TDTT; pháp luật về quảng cáo, tài trợ, truyền thông trong lĩnh vực TDTT; pháp luật về khen thưởng, xử lý vi phạm trong hoạt động TDTT; pháp luật về hợp đồng, chuyển nhượng...nhằm trang bị kiến thức tổng hợp để xử lý một vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động TDTT.
Trong quá tr
ình triển khai công tác giáo dục pháp luật, cần chú trọng đổi mới nội dung chương trình cho từng loại đối tượng. Cụ thể là:
Đối với cán bộ, công chức:
Cần trang bị kiến thức pháp luật tổng hợp, có tính vĩ mô, kỹ năng hoạch định chính sách, chiến lược, tăng cường kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, pháp luật về cán bộ, công chức, về tổ chức bộ máy...
Đối với viên chức:
Đây là đối tượng chiếm số lượng lớn trong ngành, ngoài kiến thức chung, cần trang bị sâu kiến thức về quy tắc, quy trình công tác, kiến thức pháp luật chuyên ngành liên quan trực tiếp tới chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật về viên chức...
Đối với cán bộ, công chức, vi
ên chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục TDTT:
Nội dung chương trình giáo dục pháp luật cần được biên soạn ở trình độ tương đối chuyên sâu; ngoài những nội dung của pháp luật chuyên ngành TDTT, cần cung cấp kiến thức pháp luật bao quát, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như: giáo dục, du lịch, y tế, hợp tác quốc tế... Đồng thời cung cấp một cách có hệ thống về tham mưu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, kỹ năng xây dựng văn bản, những nguyên tắc trong quản lý nhà nước trong phạm vi toàn quốc, kỹ năng tổng hợp, xử lý các vấn đề vĩ mô, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của toàn ngành.
Đối với cán bộ, công chức, vi
ên chức ngành TDTT cấp tỉnh, huyện:
Đây l
à đối tượng có trình độ, kiến thức chuyên môn tương đối cao, có hiểu biết nhất định về pháp luật, thường xuyên giải quyết, xử lý những vấn đề mang tính cụ thể hơn, môi trường làm việc, hoạt động gắn với đặc thù của địa phương. Vì vậy, nội dung chương trình giáo dục pháp luật cho đội ngũ này cần được cụ thể hoá một bước, có liên hệ với thực tiễn sinh động trên địa bàn, kiến thức pháp luật cần rõ ràng, trang bị kỹ năng chi tiết, hướng dẫn các văn bản chuyên ngành của Trung ương và văn bản ở địa phương. Nội dung cụ thể cần tập trung vào Luật TDTT, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, các nghị quyết, quyết định của địa phương về công tác TDTT...
Đối với đội ngũ công chức, viên chức TDTT cấp x
ã:
Đối tượng n
ày cần bồi dưỡng cập nhật các kiến thức pháp luật về các lĩnh vực Luận dân sự, Luật đất đai, Luật TDTT, chương trình phát triển TDTT ở xã, phường, thị trấn... Đặc biệt, cần đưa ra các bài tập xử lý tình huống về các lĩnh vực trên để vận dụng vào thực tế, đảm bảo gắn lý luận với thực tế, nghiệp vụ và xử lý tình huống.
Bên cạnh
đó, phải chú trọng việc đào tạo lại về pháp luật; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng áp dụng pháp luật cho cán bộ, công chức có trọng tâm, trọng điểm. Cần cân đối giữa thời gian học lý thuyết trên lớp với thời gian thảo luận, ôn tập, thực hành nhằm có thời gian hợp lý để học viên tiếp thu kiến thức lý luận và có thời gian vận dụng lý luận vào thực tiễn. Cần thiết kế nội dung các bài tập tình huống và nghiệp vụ để học viên xử lý đúng chuyên ngành phù hợp pháp luật và thực tế, đồng thời trong nội dung chương trình sắp xếp thời gian hợp lý để học viên đi khảo sát thực tế, kiến tập, thực tập, viết thu hoạch và tiểu luận.
Về hình thức giáo dục pháp luật
Với thực trạng kiến thức, hiểu biết pháp luật của
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành TDTT, kết hợp với đặc thù công việc của ngành TDTT là hoạt động vận động, tập luyện thi đấu ngoài trời, thường xuyên đi công tác xa… Do vậy, ngoài các hình thức lên lớp tập trung, giới thiệu chuyên đề, trang bị kiến thức pháp luật cơ bản, phổ biến thông qua các phương tiện thống tin đại chúng… cần đặc biệt coi trọng các hình thức tuyên truyền, giáo dục trực quan tại các đại hội, giải thi đấu thể thao, các hoạt động TDTT quần chúng, phát triển mạnh các hình thức mới như ký cam kết không vi phạm pháp luật tại các giải thể thao, thành lập câu lạc bộ báo cáo viên pháp luật ngành TDTT, kết hợp nội dung giáo dục pháp luật trong sổ tay huấn luyện viên, vận động viên trong các kỳ đại hội, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu pháp luật về TDTT để khuyến khích và tận dụng công nghệ thông tin, internet.
Đặc biệt, cần th
ành lập và đưa vào hoạt động hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Tổng cục TDTT. Đây sẽ là cơ quan tham mưu giúp việc cho lãnh đạo ngành TDTT về công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức ngành TDTT nói riêng. Bố trí các thành viên hội đồng một cách hợp lý, bảo đảm trình độ pháp lý nhất định, có kinh nghiệm thực tiễn, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. Trên cơ sở nội dung, kế hoạch chung của hội đồng phối hợp công tác giáo dục pháp luật của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, hội đồng sẽ căn cứ vào đặc thù của ngành, thực trạng trình độ, kiến thức của từng loại đối tượng cán bộ, công chức, viên chức của ngành TDTT để xây dựng kế hoạch, phân công, phân nhiệm cụ thể các thành viên để theo dõi, tổ chức hoạt động, kịp thời phát hiện và có giải pháp khắc phục yếu kém, xác định nội dung, phương pháp chỉ đạo tiếp theo.
Đối với h
ình thức giáo dục pháp luật qua các phương tiện truyền thông, ngoài hệ thống cơ quan báo chí của ngành TDTT (như Báo Thể thao Việt Nam, Tạp chí Thể thao...), hiện cả nước còn có trên 20 cơ quan báo chí chuyên về TDTT, 90% cơ quan báo chí có chuyên mục thể thao thường xuyên. Các vấn đề về thể thao rất thu hút sự quan tâm của xã hội. Vì vậy, cần tận dụng lợi thế này để tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đông đảo quần chúng nói chung và cho cán bộ, công chức, viên chức ngành TDTT nói riêng. Nếu trên mỗi số báo, mỗi chuyên mục có đề cập đến một nội dung nhất định liên quan đến pháp luật như: Thông tin văn bản mới của ngành, các vụ việc pháp lý về TDTT và biện pháp giải quyết, hỏi đáp về pháp luật TDTT... thì việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật về TDTT sẽ đạt được hiệu quả tốt.
Nguồn: Tạp chí Thể thao